Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
- Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý có được công khai để người được trợ giúp pháp lý biết hay không?
- Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình khi nào?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trong những trường hợp nào?
Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý có được công khai để người được trợ giúp pháp lý biết hay không?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý
...
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý công khai danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình để người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền lựa chọn, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thể hiện rõ giới tính, lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn được giao.
....
Căn cứ trên quy định thì danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý công khai để người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền lựa chọn, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thể hiện rõ giới tính, lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn được giao.
Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào? (Hình từ Internet)
Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình khi nào?
Theo khoản 5 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
...
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình khi nhận thấy người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, cụ thể:
- Thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Thuộc trường hợp buộc phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
+ Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;
+ Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
+ Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Lưu ý: Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?