Người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người lái xe tham gia giao thông cần điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy tham gia giao thông như sau:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Dưới 16 tuổi có được phép điều khiển xe máy?
Theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
....
Như vậy, người từ 16 tuổi trở lên mới được phép điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh 50 cm3, trường hợp người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy sẽ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi chưa đủ độ tuổi lái xe tham gia giao thông.
Người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017) thì người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác khi tham gia giao thông nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
…
Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
...
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, người dưới 16 tuổi đã đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Tuy nhiên, tội vi phạm không nằm trong tội quy định nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người giao xe máy cho người chưa đủ tuổi lái xe có bị xử phạt?
Theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017) quy định mức xử phạt đối với tội giao xe cho người không đủ điều kiện lái xe. Cụ thể như sau:
Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a. Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Như vậy, người phạm tội tội giao xe cho người không đủ điều kiện lái xe có thể bị xử phạt với hình phạt tù lên đến 07 năm hoặc có thể bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.
Trần Minh Khang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều khiển xe máy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?