Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì bị phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì có bị xử phạt hành chính không?
- Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị cấm thực hiện công việc giám định hay không?
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì có bị xử phạt hành chính không?
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì có bị xử phạt hành chính không thì căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc giám định để trục lợi;
b) Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định;
c) Từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Kết luận giám định sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định của pháp luật;
e) Ghi nhận không trung thực kết quả trong quá trình giám định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, đ, e, g và i khoản 2, các điểm d, đ và e khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Theo quy định thì hành vi kết luận giám định sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì cũng được xem là đã kết luận giám định sai sự thật, nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng sẽ bị phạt tiền từ tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, khi phát hiện vi phạm phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định đó.
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì bị phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm u khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
...
Theo quy định trên, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Như vậy, người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi kết luận mà mình biết rõ là sai sự thật.
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị cấm thực hiện công việc giám định hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
...
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vì vậy, người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y có thể bị xử phạt hành chính hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng trường hợp cụ thể.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định pháp y có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?