Người giám định trong vụ án hình sự có được tham gia vào việc hỏi cung hay không? Người giám định có được từ chối việc thực hiện giám định không?
- Người giám định trong vụ án hình sự là ai?
- Quyền và nghĩa vụ của người giám định là gì?
- Người giám định trong vụ án hình sự có được tham gia vào việc hỏi cung hay không?
- Người giám định có được từ chối việc thực hiện giám định không?
- Trường hợp nào người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi?
Người giám định trong vụ án hình sự là ai?
Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người giám định như sau:
“1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, có thể hiểu người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người giám định là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người giám định có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Quyền của người giám định bao gồm:
- Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
- Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
- Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
- Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
- Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
- Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
(2) Nghĩa vụ của người giám định là:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Người giám định trong vụ án hình sự có được tham gia vào việc hỏi cung hay không?
Người giám định trong vụ án hình sự có được tham gia vào việc hỏi cung hay không?
Theo điểm c khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người giám định như sau:
“2. Người giám định có quyền:
…
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
…”
Như vậy, người giám định có quyền tham dự vào việc hỏi cung. Đồng thời, người giám định còn có thể lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.
Người giám định có được từ chối việc thực hiện giám định không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người giám định như sau:
“2. Người giám định có quyền:
…
d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
…”
Như vậy, trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình thì người giám định có quyền từ chối việc thực hiện giám định.
Trường hợp nào người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi?
Theo khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người giám định như sau
“5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó."
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc tham gia hỏi cung trong vụ án hình sự, việc từ chối việc thực hiện giám định của người giám định theo quy định mới nhất hiện nay.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người giám định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?