Người hành nghề dược không cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn bao lâu thì Chứng chỉ hành nghề dược sẽ hết hiệu lực?
- Chứng chỉ hành nghề dược sẽ hết hiệu lực nếu người hành nghề dược không cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn bao lâu?
- Nội dung đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với người hành nghề dược gồm những gì? Thời gian đào tạo là bao lâu?
- Nghĩa vụ của người hành nghề dược được quy định ra sao?
Chứng chỉ hành nghề dược sẽ hết hiệu lực nếu người hành nghề dược không cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Dược 2016 về quản lý Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Quản lý Chứng chỉ hành nghề dược
1. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
2. Việc thừa nhận Chứng chỉ hành nghề dược giữa các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên, Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Nội dung cơ bản của Chứng chỉ hành nghề dược bao gồm:
a) Thông tin cá nhân của người hành nghề dược;
b) Văn bằng chuyên môn;
c) Hình thức hành nghề;
d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
đ) Hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét duyệt hoặc hình thức thi; thời gian thi trong trường hợp cấp theo hình thức thi;
e) Ngày cấp, cơ quan cấp, ngày có hiệu lực.
...
Theo đó, trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất mà người hành nghề không có giấy xác nhận hoàn thành cập nhật kiến thức chuyên môn về dược thì chứng chỉ sẽ hết hiệu lực.
Người hành nghề dược không cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn bao lâu thì Chứng chỉ hành nghề dược sẽ hết hiệu lực? (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với người hành nghề dược gồm những gì? Thời gian đào tạo là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) về cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược như sau:
Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược
1. Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải là một trong các tổ chức sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo chuyên ngành y, dược; cơ sở giáo dục có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; viện nghiên cứu có chức năng đào tạo chuyên ngành y, dược; cơ sở có chức năng đào tạo nhân lực y tế; các hội nghề nghiệp về dược;
2. Cơ sở đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải xây dựng chương trình đào tạo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Nội dung đào tạo bao gồm:
- Kiến thức chuyên ngành;
- Pháp luật và quản lý chuyên môn về dược;
b) Thời gian đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược: tối thiểu 08 giờ.
Như vậy, theo quy định thì nội dung đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gồm kiến thức chuyên ngành và pháp luật và quản lý chuyên môn về dược.
Và thời gian đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược tối thiểu 08 giờ.
Đồng thời, chỉ những cơ sở được quy định trên mới có thể tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với người hành nghề dược.
Nghĩa vụ của người hành nghề dược được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Dược 2016 thì người hành nghề dược có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
(2) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
(3) Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa điểm kinh doanh dược.
(4) Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
(5) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
(6) Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
(7) Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hành nghề dược có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?