Người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Công tác xã hội trường học;
- Công tác xã hội người cao tuổi;
- Công tác xã hội trẻ em và gia đình;
- Phát triển cộng đồng;
- Công tác xã hội bệnh viện;
- Công tác xã hội cơ sở;
- Công tác xã hội người khuyết tật;
- Công tác xã hội người nghiện.
Như vậy, người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Công tác xã hội trường học;
- Công tác xã hội người cao tuổi;
- Công tác xã hội trẻ em và gia đình;
- Phát triển cộng đồng;
- Công tác xã hội bệnh viện;
- Công tác xã hội cơ sở;
- Công tác xã hội người khuyết tật;
- Công tác xã hội người nghiện.
Ngành công tác xã hội (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kỹ năng
- Sử dụng được các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình;
- Kết nối được các nguồn lực để góp phần cải thiện, giải quyết vấn đề xã hội;
- Áp dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để chữa trị và phục hồi các chức năng xã hội cho các đối tượng yếu thế. Kết nối, phát huy nguồn lực nhằm phát triển con người, quản lý xã hội một cách hài hòa ở cấp độ cá nhân, tổ chức nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy cơ về tệ nạn xã hội, lệch lạc xã hội,...;
- Vận dụng được các chính sách xã hội và biện hộ cho thân chủ được thụ hưởng các quyền lợi chính đáng và phản hồi điều chỉnh chính sách;
- Áp dụng được các kỹ năng: lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia, tham vấn và viết báo cáo, truyền thông nhóm, xử lý xung đột nhóm, xử lý khủng hoảng, kỹ năng thương lượng;
- Thực hiện được các kỹ năng nghiên cứu xã hội, lập kế hoạch, đánh giá chính sách, mô hình giúp đỡ, quản lý các tổ chức xã hội;
- Đánh giá, phát hiện được các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lý và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng;
- Phân tích, đánh giá, áp dụng được mô hình tiếp cận phục vụ cho phát triển nghề nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
- Nhận thức về bản thân, biết lắng nghe, thấu cảm, quản lý cảm xúc;
- Trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý. Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;
- Tuân thủ các quy điều đạo đức nghề nghiệp của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành công tác xã hội nói riêng.
Như vậy, người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
- Nhận thức về bản thân, biết lắng nghe, thấu cảm, quản lý cảm xúc;
- Trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý. Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;
- Tuân thủ các quy điều đạo đức nghề nghiệp của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành công tác xã hội nói riêng.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công tác xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?