Người khiếu nại về thi hành án dân sự chết khi đang trong quá trình giải quyết khiếu nại thì có tiếp tục giải quyết khiếu nại không?
- Người nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự?
- Người khiếu nại về thi hành án dân sự chết khi đang trong quá trình giải quyết khiếu nại thì có tiếp tục giải quyết khiếu nại không?
- Việc xác minh nội dung khiếu nại về thi hành án dân sự, tổ chức đối thoại để giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào?
Người nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về khiếu nại về thi hành án dân sự như sau:
Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết đối với các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
..
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
...
Theo đó, tùy thuộc vào chức vụ của người bị khiếu nại về thi hành án dân sự mà thẩm quyền giải quyết khiếu nại có sự khác nhau và được xác định dựa trên quy định tại Điều 7 nêu trên.
Khiếu nại về thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Người khiếu nại về thi hành án dân sự chết khi đang trong quá trình giải quyết khiếu nại thì có tiếp tục giải quyết khiếu nại không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về khi người khiếu nại là cá nhân chết như sau:
Rút khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong trường hợp hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án hoặc khi người khiếu nại là cá nhân chết
..
3. Trường hợp đang giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại chết thì người giải quyết khiếu nại đình chỉ giải quyết khiếu nại đối với người đã chết. Nếu quyền, nghĩa vụ về thi hành án của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền thừa kế của mình.
Như vậy, trương trường hợp của bố bạn, khi bố bạn chết thì người giải quyết khiếu nại đình chỉ giải quyết khiếu nại đối với bố bạn.
Tuy nhiên nếu quyền, nghĩa vụ về thi hành án của bố bạn được thừa kế theo quy định của pháp luật thì những người thừa kế của bố bạn có quyền khiếu nại. Người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền thừa kế của mình.
Việc xác minh nội dung khiếu nại về thi hành án dân sự, tổ chức đối thoại để giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại như sau:
Xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại
Trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định thành lập đoàn xác minh; Đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh, đối thoại.
Việc xác minh, đối thoại phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần và nội dung làm việc. Biên bản làm việc có chữ ký của đại diện các bên tham gia việc xác minh, đối thoại.
Quá trình xác minh, đối thoại, nếu trực tiếp tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng phục vụ cho quá trình giải quyết khiếu nại thì phải lập biên bản giao nhận, trong đó ghi rõ tình trạng của các loại chứng cứ, tài liệu.
Kết thúc việc xác minh, đối thoại, Đoàn xác minh báo cáo kết quả xác minh khiếu nại bằng văn bản với người giải quyết khiếu nại.
Theo đó, trong trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì trình tự, thủ tục thực hiện việc xác minh, tổ chức đối thoại được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết khiếu nại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?