Người khuyết tật có được ứng cử vào vị đại biểu Hội đồng nhân dân không? Nếu được thì việc nộp hồ sơ ứng cử được thực hiện như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Các quốc gia bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn quyền bầu cử và ứng cử bằng những cách nào? Người khuyết tật có được ứng cử vào vị đại biểu Hội đồng nhân dân không? Đây là câu hỏi của anh Minh Khoa đến từ Đà Nẵng.

Các quốc gia bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn quyền bầu cử và ứng cử bằng những cách nào?

Căn cứ theo khoản a Điều 29 Công ước quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Tham gia đời sống chính trị công cộng
Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho người khuyết tật có các quyền chính trị và cơ hội hưởng các quyền đó trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và cam kết:
a. Bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn vào đời sống chính trị công cộng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện do họ tự do lựa chọn, theo đó người khuyết tật có quyền và cơ hội bầu cử và được bầu cử, bằng một số cách như:
i. Bảo đảm rằng thủ tục, cơ sở vật chất phục vụ bầu cử thích hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng;
ii. Trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân, bảo vệ quyền của người khuyết tật được bỏ phiếu kín và không bị hăm dọa, quyền ứng cử, quyền giữ chức vụ một cách có hiệu quả và thực hiện mọi chức năng công quyền ở mọi cấp chính quyền, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ hỗ trợ tiên tiến khi cần;
iii. Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó, cho phép người khuyết tật có người trợ giúp do người khuyết tật tự chọn, nếu cần và nếu người khuyết tật yêu cầu;
b. Chủ động thúc đẩy một môi trường cho phép người khuyết tật tham gia một cách hiệu quả và trọn vẹn vào các hoạt động xã hội, một cách không phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động xã hội, trong đó có:
i. Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ có liên quan đến đời sống chính trị xã hội, trong việc quản lý và các hoạt động của các đảng phái chính trị;
ii. Thành lập và gia nhập các tổ chức người khuyết tật để đại diện cho người khuyết tật ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế.

Theo đó, các quốc gia bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn quyền bầu cử và ứng cử bằng những cách sau:

- Bảo đảm rằng thủ tục, cơ sở vật chất phục vụ bầu cử thích hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng;

- Trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân, bảo vệ quyền của người khuyết tật được bỏ phiếu kín và không bị hăm dọa, quyền ứng cử, quyền giữ chức vụ một cách có hiệu quả và thực hiện mọi chức năng công quyền ở mọi cấp chính quyền, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ hỗ trợ tiên tiến khi cần;

- Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó, cho phép người khuyết tật có người trợ giúp do người khuyết tật tự chọn, nếu cần và nếu người khuyết tật yêu cầu.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Người khuyết tật có được ứng cử vào vị đại biểu Hội đồng nhân dân không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Tiêu chuẩn của người ứng cử
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Và theo Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:

Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Như vậy, người khuyết tật những đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên thì có thể ứng cử vào vị đại biểu Hội đồng nhân dân.

Người khuyết tật ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì sẽ nộp hồ sơ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Nộp hồ sơ ứng cử
...
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.
3. Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.

Theo đó, người khuyết tật ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì sẽ nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật

Nguyễn Nhật Vy

Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Cha mẹ của người khuyết tật có được lựa chọn phương thức giáo dục cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim thì được miễn phí vé xem phim?
Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật thì có được miễn học phí không? Trường đại học không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật thì có bị phạt không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào