Người khuyết tật có được ưu tiên mua vé tàu hỏa không? Mua vé tàu hỏa nhầm ngày thì có được đổi lại hay không hay phải bỏ mua vé khác?
Người khuyết tật có được ưu tiên mua vé tàu hỏa không?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu như sau:
Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:
1. Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
2. Thương binh, bệnh binh.
3. Người khuyết tật.
4. Phụ nữ có thai.
5. Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
6. Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
7. Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.
Theo đó, đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé tàu hỏa bao gồm:
- Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
- Thương binh, bệnh binh.
- Người khuyết tật.
- Phụ nữ có thai.
- Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
- Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
- Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.
Chiếu theo quy định thì người khuyết tật là một trong những đối tượng sẽ được ưu tiên xếp hàng khi mua vé đi tàu hỏa.
Người khuyết tật có được ưu tiên mua vé tàu hỏa không? Mua vé tàu hỏa nhầm ngày thì có được đổi lại hay không hay phải bỏ mua vé khác? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật mua vé tàu hỏa nhầm ngày thì có được đổi lại hay không hay phải bỏ mua vé khác?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Đường sắt 2017 này hành khách di chuyển đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
d) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
Như vậy, người khuyết tật mua vé tàu hỏa nhầm ngày thì có thể được trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
Những lưu ý về vé tàu hỏa trước khi lên tàu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về vé tàu hợp lệ của hành khách như sau:
Vé hành khách
1. Vé hành khách được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Đường sắt. Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé cứng và vé điện tử.
2. Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phát hành;
b) Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;
c) Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
3. Khi phát hành vé cứng, vé điện tử, doanh nghiệp phải thông báo công khai và hướng dẫn các quy định cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách.
Theo đó, hiện có 2 dạng vé tàu hỏa đó là vé cứng mua trực tiếp và vé điện tử mua thông qua Online.
Vì vậy đối với mỗi loại vé cần phải đảm bảo những điều kiện sau đây mới được phép lên tàu.
(1) Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phát hành;
(2) Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;
(3) Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của doanh nghiệp.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?