Người khuyết tật làm việc tại doanh nghiệp có thể được tham gia công đoàn không? Nếu có thì việc tham gia công đoàn được thực hiện trên cơ sở nào?
Người khuyết tật làm việc tại doanh nghiệp có thể được tham gia công đoàn không?
Căn cứ theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam
1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.
Do đó, người khuyết tật làm việc tại doanh nghiệp có thể được tham gia công đoàn nếu đáp ứng các điều kiện như trên.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Việc tham gia công đoàn của người khuyết tật được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản c Điều 27 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Lao động và việc làm
1. Quốc gia thành viên công nhận quyền lao động của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác; quyền này bao gồm cả quyền có cơ hội tự kiếm sống bằng hình thức lao động do người lao động chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động và trong môi trường lao động mở, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Quốc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền làm việc thành hiện thực, kể cả cho những người bị khuyết tật trong quá trình lao động, bằng cách tiến hành các bước thích hợp, bao gồm việc thông qua các biện pháp lập pháp, nhằm một số mục đích, trong đó có:
a. Cấm phân biệt trên cơ sở sự khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm, bao gồm điều kiện tuyển dụng, sự thuê mướn và tuyển dụng, tiếp tục được tuyển dụng, thăng tiến nghề nghiệp và điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe;
b. Bảo vệ quyền của người khuyết tật được có điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong đó có cơ hội bình đẳng và được trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồm việc được bảo vệ không bị quấy rối hay bị mắng nhiếc;
c. Bảo đảm cho người khuyết tật có thể thực hiện quyền tham gia công đoàn, nghiệp đoàn trên cơ sở bình đẳng với những người khác;
d. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình kỹ thuật và hướng nghiệp chung, các dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và đào tạo tiếp tục;
e. Thúc đẩy cơ hội việc làm và thăng tiến nghề nghiệp cho người khuyết tật trên thị trường lao động, cũng như thúc đẩy hỗ trợ tìm kiếm việc làm, duy trì và quay trở lại làm việc;
f. Thúc đẩy cơ hội tự làm việc, nhận thầu, phát triển hợp tác xã và khởi nghiệp;
g. Tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực công;
h. Thúc đẩy tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực tư, thông qua các biện pháp và chính sách thích hợp, trong đó có thể có các chương trình hành động mang tính chất động viên, khen thưởng và các biện pháp khác;
i. Bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật ở nơi làm việc;
j. Tạo điều kiện cho người khuyết tật có kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động mở;
k. Thúc đẩy các chương trình phục hồi nghề nghiệp, giữ gìn nghề nghiệp và quay trở lại làm việc cho người khuyết tật.
...
Do đó, việc tham gia công đoàn của người khuyết tật được các quốc gia bảo đảm thực hiện trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Người khuyết tật tham gia công đoàn có thuộc đối tượng được miễn đoàn phí công đoàn không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
...
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Như vậy, người khuyết tật tham gia công đoàn nếu thuộc các đối tượng sau thì được miễn đoàn phí công đoàn.
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên.
- Đoàn viên công đoàn không có việc làm.
- Đoàn viên công đoàn không có thu nhập.
- Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?