Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
...
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
...
Theo đó, người khuyết tật điều khiển xe ô tô dùng cho người khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động.
Bên cạnh đó, căn cứ Mục VII Phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn thì không đủ điều kiện để lái xe hạng A1 hoặc B1.
Như vậy, người khuyết tật 01 bàn tay có thể được lái xe ô tô nếu một trong các chân hoặc tay còn lại vẫn toàn vẹn và hoàn toàn bình thường.
>> Xem chi tiết Phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe. TẢI VỀ
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT thì người học khuyết tật một bàn tay học lái xe ô tô lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
(1) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe;
(2) Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
(3) Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Xe ô tô dùng để dạy lái cho người khuyết tật một bàn tay phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:
Đào tạo lái xe
...
2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:
a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo, được thay nội dung học lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông bằng nội dung học trên xe tập lái;
b) Xe dùng để dạy lái: Là xe ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc cơ sở đào tạo; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.
...
Như vậy, xe ô tô dùng để dạy lại cho người khuyết tật một bàn tay phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Là xe ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc cơ sở đào tạo;
- Xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô;
- Được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?