Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã sẽ dựa vào cơ sở nào để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bỏ rơi?
- Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp có áp dụng đối với trẻ em bị bỏ rơi hay không?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã sẽ dựa vào cơ sở nào để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bỏ rơi?
- Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng phải có những nội dung cơ bản nào?
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp có áp dụng đối với trẻ em bị bỏ rơi hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Luật Trẻ em 2016 về kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cụ thể như sau:
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật này áp dụng với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được áp dụng đối với trẻ em bị bỏ rơi.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã sẽ dựa vào cơ sở nào để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bỏ rơi?
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã sẽ dựa vào cơ sở nào để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bỏ rơi? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế như sau:
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
1. Căn cứ kết quả đánh giá tình trạng của trẻ em việc xác định nhu cầu hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
2. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phân công người đại diện phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế.
Như vậy, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em dựa trên kết quả đánh giá tình trạng của trẻ em việc xác định nhu cầu hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bỏ rơi.
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng phải có những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH thì Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp phải bao gồm các nội dung sau:
- Mục tiêu kế hoạch cần đạt được: Hỗ trợ trẻ em được nhận chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em và bảo đảm các yêu cầu, quy định của pháp luật; hỗ trợ các dịch vụ theo các nhu cầu của trẻ em;
- Hoạt động cụ thể cần thực hiện: Hoạt động hỗ trợ trẻ em được nhận chăm sóc thay thế theo quy định của Luật Trẻ em 2016, Nghị định 56/2017/NĐ-CP; hỗ trợ các dịch vụ theo các nhu cầu của trẻ em về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, tâm lý, phúc lợi xã hội, bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý;
- Xác định khung thời gian thực hiện cho từng hoạt động;
- Phân công trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và các cá nhân thực hiện từng hoạt động;
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ tham gia thực hiện kế hoạch;
- Dự toán chi phí từng hoạt động và kinh phí thực hiện kế hoạch;
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Tóm lại, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em dựa trên kết quả đánh giá tình trạng của trẻ em việc xác định nhu cầu hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bỏ rơi.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?