Người làm công tác kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả công tác kiểm soát nội bộ cho cơ quan nào?
- Người làm công tác kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả công tác kiểm soát nội bộ cho cơ quan nào?
- Nhiệm vụ của người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được quy định ra sao?
- Người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có những quyền hạn gì?
Người làm công tác kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả công tác kiểm soát nội bộ cho cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định báo cáo công tác kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước như sau:
Báo cáo công tác kiểm soát nội bộ
1. Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả, tình hình công tác kiểm soát nội bộ cho Thủ trưởng đơn vị. Nội dung, cách thức, thời hạn báo cáo do Thủ trưởng các đơn vị quy định cụ thể.
2. Hằng năm, các đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo kết quả, tình hình công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị cho Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) trước ngày 15 tháng 01 năm sau theo Phụ lục đính kèm Thông tư này.
Trường hợp đột xuất xảy ra rủi ro làm thất thoát tiền, tài sản, an toàn thông tin do đơn vị quản lý, đơn vị phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) trong vòng 24 giờ kể từ khi sự việc được phát hiện.
3. Vụ Kiểm toán nội bộ tổng hợp, tham mưu, đề xuất Thống đốc chỉ đạo, xử lý đối với các kiến nghị trong công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, người làm công tác kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm báo cáo kết quả, tình hình công tác kiểm soát nội bộ cho Thủ trưởng đơn vị.
Nội dung, cách thức, thời hạn báo cáo do Thủ trưởng các đơn vị quy định cụ thể.
Kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ hằng năm và định kỳ (nếu có) trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát sau khi được phê duyệt.
b) Giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát nội bộ theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
c) Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động nghiệp vụ, an toàn tài sản theo phân công; kiến nghị, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, xử lý những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
d) Báo cáo kết quả kiểm soát nội bộ với Thủ trưởng đơn vị theo quy định và theo yêu cầu.
đ) Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác để đáp ứng công việc theo yêu cầu.
...
Như vậy, nhiệm vụ của người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như trên.
Người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có những quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị
...
2. Quyền hạn:
a) Được khai thác, cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến các hoạt động, các nghiệp vụ, giao dịch của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ.
b) Kiến nghị Thủ trưởng đơn vị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ.
c) Được bố trí và tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; được cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác.
d) Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể dẫn đến rủi ro mất an toàn thông tin, tiền và tài sản tại đơn vị, Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách báo cáo ngay với Thủ trưởng đơn vị xử lý theo thẩm quyền; trường hợp Thủ trưởng đơn vị không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định có quyền báo cáo bằng văn bản với Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ).
Theo đó, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị Ngân hàng Nhà nước những quyền hạn nêu trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm soát nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?