Người lao động có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu hay không? Nếu thỏa ước lao động tập thể bị tuyên vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xử lý như thế nào?
- Trường hợp nào thỏa ước lao động tập thể sẽ bị tuyên bố vô hiệu?
- Người lao động có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu hay không?
- Thủ tục xem xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
- Nếu thỏa ước lao động tập thể bị tuyên vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xử lý như thế nào?
Trường hợp nào thỏa ước lao động tập thể sẽ bị tuyên bố vô hiệu?
Căn cứ theo Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
(1) Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
(2) Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
- Người ký kết không đúng thẩm quyền;
- Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì thỏa ước lao động tập thể sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Ai có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu?
Người lao động có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu hay không?
Tại Điều 401 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
"Điều 401. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Đơn yêu cầu của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này."
Như vậy, người lao động là người có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Thủ tục xem xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, theo đó việc xem xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu được thực hiện như sau:
(1) Thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
(2) Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, Tòa án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và Viện kiểm sát cùng cấp.
(3) Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn hoặc văn bản yêu cầu, nếu người yêu cầu rút yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bản yêu cầu.
(4) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
(5) Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
- Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
(6) Quyết định tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam.
Nếu thỏa ước lao động tập thể bị tuyên vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xử lý như thế nào?
Theo Điều 88 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, theo đó khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Trên đây là nhưng thông tin liên quan đến việc yêu cầu tòa án tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và cách xử lý khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên vô hiệu theo quy định mới nhất hiện nay.
Tham khảo Mẫu thỏa ước lao động tập thể mới nhất hiện nay tải về
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thỏa ước lao động tập thể có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?