Người lao động đã ký hợp đồng lao động kế tiếp nhau mà tại hợp đồng cuối tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng thì doanh nghiệp không trả trợ cấp thôi việc được không?
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?
- Người lao động đã ký hợp đồng lao động kế tiếp nhau mà tại hợp đồng cuối tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng thì doanh nghiệp không trả trợ cấp thôi việc được không?
- Chế tài khi doanh nghiệp không chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động là gì?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?
Chi trả trợ cấp thôi việc (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:
a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, người lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019.
Ngoại trừ 02 trường hợp sau:
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động đã ký hợp đồng lao động kế tiếp nhau mà tại hợp đồng cuối tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng thì doanh nghiệp không trả trợ cấp thôi việc được không?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc như sau
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
4. Xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt:
....
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì thời gian thực tế làm việc cho người sử dụng lao động là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm, hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa thải, hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật (nếu có).
Như vậy, trường hợp người lao động làm việc cho doanh nghiệp theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc thì thời gian thực tế làm việc cho doanh nghiệp là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa thải hoặc hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật (nếu có).
Có thể thấy, nếu người lao động tự ý bỏ việc, dẫn đến bị kỷ luật sa thải hoặc bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì khoảng thời gian mà người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động gần nhất sẽ không được tính khi chi trả trợ cấp thôi việc.
Tuy nhiên, nếu người lao động trước đó đã làm việc theo nhiều Hợp đồng lao động có thời hạn, và tương ứng với những hợp đồng này, người lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, thì tổng thời gian để tính khi chi trả trợ cấp thôi việc vẫn bao gồm thời gian người lao động làm việc theo các hợp đồng lao động này.
Nói cách khác, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc theo các Hợp đồng lao động trước đây, doanh nghiệp vẫn phải chi trả các khoản trợ cấp này cho người lao động.
Chế tài khi doanh nghiệp không chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
.....
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;...
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu doanh nghiệp không chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tùy theo số lượng người lao động bị vi phạm.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ cấp thôi việc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?