Người lao động đang tham gia lực lượng dân quân cơ động có thể xin tạm hoãn hợp đồng lao động để tham gia huấn luyện quân sự hằng năm không?
- Dân quân cơ động phải tham gia huấn luyện quân sự bao nhiêu ngày trong một năm?
- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với dân quân cơ động là bao nhiêu năm?
- Người lao động đang tham gia lực lượng dân quân cơ động có thể xin tạm hoãn hợp đồng lao động để tham gia huấn luyện quân sự hằng năm không?
Dân quân cơ động phải tham gia huấn luyện quân sự bao nhiêu ngày trong một năm?
Thời gian huấn luyện quân sự đối với dân quân cơ động được quy định tại Điều 28 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:
Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ
1. Trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau:
a) Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực;
b) Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân thường trực là 60 ngày.
2. Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Dân quân tự vệ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, danh mục vật chất cho huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.
Theo đó, thời gian huấn luyện quân sự hằng năm đối với dân quân cơ động là 15 ngày đối với dân quân cơ động năm nhất và 12 ngày đối với dân quân cơ động từ năm thứ 2 trở đi.
Người lao động đang tham gia lực lượng dân quân cơ động có thể xin tạm hoãn hợp đồng lao động để tham gia huấn luyện quân sự hằng năm không? (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với dân quân cơ động là bao nhiêu năm?
Tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.
Theo quy định trên thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự đối với dân quân cơ động là 4 năm.
Người lao động đang tham gia lực lượng dân quân cơ động có thể xin tạm hoãn hợp đồng lao động để tham gia huấn luyện quân sự hằng năm không?
Các trường hợp hoãn hợp đồng lao động được quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác
Việc tham gia huấn luyện quân sự hằng năm là nghĩa vụ mà mỗi công dân tham gia lực lượng dân quân tự vệ cần phải thực hiện.
Trong trường hợp phải tham gia huấn luyện quân sự (12 ngày hoặc 15 ngày) thì người lao động có thể đề nghị tạm hoãn thực hiện hợp đồng để thực hiện nghĩa vụ.
Lưu ý: Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân quân cơ động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?