Người lao động là dân tộc thiểu số thì có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp không?
Người lao động là dân tộc thiểu số thì có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Đồng thời, căn cứ Điều 13 Luật việc làm 2013 quy định:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Như vậy, theo quy định, đối với người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn.
Để được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thì người lao động cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(2) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
(3) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Người lao động là dân tộc thiểu số thì có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp không? (Hình từ Internet)
Mức vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động là dân tộc thiểu số là bao nhiêu?
Mức vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) như sau:
Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Như vậy, theo quy định, mức vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động là dân tộc thiểu số tối đa là 100 triệu đồng.
Mức vay cụ thể sẽ do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của người lao động để thỏa thuận.
Tiền lãi vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định, tiền lãi vốn vay được sử dụng như sau:
(1) Trích lập Quỹ dự phòng và các khoản chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
(2) Trích 0,3% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ để hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
(3) Trích 15% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương để chi cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
(4) Trích 10% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương, tổ chức thực hiện chương trình để bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức thực hiện chương trình quản lý.
Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm quản lý và hạch toán tiền lãi thu được vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ quốc gia về việc làm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?