Người lao động nghỉ việc bao lâu thì được rút BHXH một lần? Hồ sơ rút BHXH một lần gồm những giấy tờ gì?
Người lao động nghỉ việc bao lâu thì được rút BHXH một lần?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì được nhận BHXH một lần nếu có yêu cầu.
Người lao động nghỉ việc bao lâu thì được rút BHXH một lần? Hồ sơ rút BHXH một lần gồm những giấy tờ gì? (Hình từ internet)
Hồ sơ rút BHXH một lần gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần gồm có các giấy tờ như sau:
- Sổ BHXH.
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
- Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tải đơn đề nghị rút BHXH một lần tại đây.
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo tại Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về thủ tục rút BHXH một lần được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Người lao động lập và nộp hồ sơ
- NLĐ lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
- Có thể nộp qua các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Trong tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
NLĐ nhận kết quả giải quyết, gồm:
- Quyết định về việc hưởng BHXH một lần;
- Bản quá trình đóng BHXH;
- Tiền trợ cấp.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội một lần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?