Người lao động sau khi đi cai nghiện bắt buộc thì có được đi làm lại hay không? Và có được yêu cầu sửa đổi hợp đồng lao động hay không?

Chào anh chị, cho em hỏi em vừa đi cai nghiện bắt buộc ở cơ sở cai nghiện bắt buộc về. Trước đó em có làm công việc tại một công ty. Anh chị cho em hỏi sau khi đi cai nghiện bắt buộc thì em có được công ty nhận lại hay không? Em có được quyền yêu cầu sửa đổi hợp đồng lao động hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị.

Người lao động đi cai nghiện bắt buộc, công ty có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.”

Theo đó, người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường nêu ra trong quy định trên, người lao động đi cai nghiện bắt buộc không phải là trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động sau khi đi cai nghiện bắt buộc thì có được đi làm lại hay không?

Người lao động sau khi đi cai nghiện bắt buộc thì có được đi làm lại hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động sau khi đi cai nghiện bắt buộc thì có được đi làm lại hay không?

Căn cứ Điều 30, Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động:

“Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, khi người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc thì hợp đồng lao động của người lao động đó sẽ bị tạm hoãn thực hiện.

Khi người lao động hết thời hạn cai nghiện bắt buộc thì phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu bạn có mặt tại công ty trong vòng 15 ngày kể từ khi hết thời hạn cai nghiện bắt buộc thì công ty sẽ phải nhận bạn vào làm lại trừ khi có thỏa thuận khác.

Người lao động đã đi cai nghiện bắt buộc có được yêu cầu sửa đổi hợp đồng lao động hay không?

Căn cứ Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động:

“Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”

Theo đó, người lao động có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động nhưng phải trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động và phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày làm việc.

Như vậy, bạn được yêu cầu sửa đổi hợp đồng lao động nhưng phải chỉ khi đã quay lại nơi làm việc, tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động và báo trước cho công ty ít nhất 03 ngày tính từ khi bạn quay lại làm việc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cai nghiện bắt buộc

Lê Xuân Cương

Cai nghiện bắt buộc
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cai nghiện bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cai nghiện bắt buộc
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người cai nghiện bắt buộc có được đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng không?
Pháp luật
Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang mẹ không? Quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Quy định về tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo Pháp lệnh mới?
Pháp luật
Học sinh THPT có được hoãn việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu đã đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang người thân là mẫu nào?
Pháp luật
Người cai nghiện bắt buộc chấp hành xong quyết định cai nghiện thì có được hỗ trợ tiền ăn khi di chuyển về nơi cư trú không?
Pháp luật
Chủ hộ kinh doanh bị bắt đi cai nghiện bắt buộc thì Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh liệu có bị thu hồi hay không? Quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh như nào?
Pháp luật
Hiện nay quy định nếu sử dụng ma tuý lần đầu có phải đi cai nghiện bắt buộc không? Có được phép cai nghiện tại nhà hay không?
Pháp luật
Người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong những trường hợp nào? Người cai nghiện được gặp người thân bao nhiêu lần trong một tuần?
Pháp luật
Hoàn cảnh gia đình khó khăn có được xin giảm thời gian cai nghiện bắt buộc không? Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào