Người lao động suy giảm 10% khả năng lao động do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Người lao động suy giảm 10% khả năng lao động do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm 10% khả năng lao động có được hưởng trợ cấp một lần không?
- Người bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào?
Người lao động suy giảm 10% khả năng lao động do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Theo Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động như sau:
Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, người lao động suy giảm khả năng do tai nạn lao động được xem xét hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động nếu như đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, trường hợp người lao động suy giảm 10% khả năng lao động do tai nạn lao động thì không đủ điều kiện để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động.
Người lao động suy giảm 10% khả năng lao động do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không? (Hình từ Internet)
Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm 10% khả năng lao động có được hưởng trợ cấp một lần không?
Căn cứ theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp một lần cụ thể như sau:
Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
...
Theo quy định nêu trên, đối với người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm 10% khả năng lao động thì có thể hưởng trợ cấp một lần.
Người bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về việc giám định mức suy giảm khả năng lao động cụ thể như sau:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp sau đây:
- Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
- Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?