Người mắc bệnh lao phổi có được trực tiếp chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống hay không?
- Người mắc bệnh lao phổi có được trực chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống hay không?
- Giao cho người bị bệnh lao phổi làm công việc chế biến thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bị xử lý như thế nào?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng những điều kiện gì để bảo đảm an toàn thực phẩm?
Người mắc bệnh lao phổi có được trực chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống hay không?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, giải thích cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, nghiêm cấm người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
...
Như vậy, bệnh lao phổi được công nhận là một loại bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B cho nên người bị bệnh lao phổi không được trực tiếp chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống.
Người mắc bệnh lao phổi (Hình từ Internet)
Giao cho người bị bệnh lao phổi làm công việc chế biến thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm e Khoản 6 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về các hành vi vi pham điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
...
Như vậy, hành vi giao cho người bị bệnh lao phổi làm công việc chế biến thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đây là mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, nếu tổ chức thực hiện hành vi vi phạm này thì mức phạt sẽ bằng 02 lần mức phạt của cá nhân (khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và khoản 5 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng những điều kiện gì để bảo đảm an toàn thực phẩm?
Theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng những điều kiện sau đây để đảm bảo an toàn thực phẩm:
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?