Người mua sử dụng hóa đơn GTGT trả lại một phần hàng hóa thì người bán và người mua xử lý như thế nào?
Người mua sử dụng hóa đơn GTGT trả lại một phần hàng hóa thì người bán và người mua xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
- Nếu người mua là cơ sở kinh doanh thuộc diện sử dụng hóa đơn GTGT điện tử thì khi trả lại một phần hàng hóa thì người mua lập hóa đơn GTGT giao cho người bán trên hóa đơn ghi rõ "trả lại hàng"; căn cứ hóa đơn GTGT trả lại hàng của người mua, người bán kê khai điều chỉnh giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra; người mua kê khai điều chỉnh giảm doanh số mua vào, thuế GTGT đầu vào.
- Người mua là cá nhân không kinh doanh thì khi người mua trả lại hàng: người bán và người mua có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng sau đó người bán thực hiện hủy hóa đơn GTGT điện tử đã lập, người bán kê khai điều chỉnh giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.
- Người mua là cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử thì khi trả lại hàng hóa người mua và người bán phải có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng, căn cứ tài liệu trả lại hàng của người mua, người bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã lập và kê khai giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.
Người mua sử dụng hóa đơn GTGT trả lại một phần hàng hóa thì người bán và người mua xử lý như thế nào?
Xác định thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn xác định thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Theo đó, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngoài ra, đối với hóa đơn điện tử giao cho khách hàng thì tại điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống.
Khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
Việc lập hóa đơn bán hàng hóa cho khách hàng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, theo nguyên tắc thì hóa đơn bán hàng hóa phải được bên bán lập để giao cho bên mua sau khi bán hàng hóa, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa
Đồng thời hóa đơn bán hàng phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hóa đơn giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?