Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong trường hợp nào?
- Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong trường hợp nào?
- Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao thì xử lý thế nào?
- Khung giá đền bù khi chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nếu như không thuê được doanh nghiệp thẩm định xác định trên cơ sở nào?
Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong trường hợp nào?
Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong trường hợp được quy định theo điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP cụ thể:
Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
1. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm:
a) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng;
b) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
c) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Trường hợp sử dụng giống cây trồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo công khai nhu cầu về giống gồm: tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký.
Theo đó, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải chuyển giao giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ cho những người khác nếu:
+ Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
+ Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao thì xử lý thế nào?
Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao thì xử lý theo điểm d khoản 4 Điều 23 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định:
Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc.
…
4. Trình tự, thủ tục chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này:
a) Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ, thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản.
c) Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không trả lời hoặc có văn bản đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng.
d) Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ý kiến phản đối trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối của tổ chức, cá nhân:
Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng phù hợp với quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện.
Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng không có đủ căn cứ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
Theo quy định thì trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ý kiến phản đối trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối:
Trường hợp yêu cầu chuyển giao phù hợp với quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện.
Trường hợp yêu cầu chuyển giao không có đủ căn cứ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
Khung giá đền bù khi chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nếu như không thuê được doanh nghiệp thẩm định xác định trên cơ sở nào?
Khung giá đền bù khi chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nếu như không thuê được doanh nghiệp thẩm định xác định trên cơ sở quy định tại Điều 22 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định:
Khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng theo pháp luật hiện hành. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
Trong trường hợp không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định giá để xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
Theo quy định thì trường hợp không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá để thực hiện thẩm định giá đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng theo pháp luật hiện hành thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tự thành lập Hội đồng thẩm định giá để xác định khung giá đền bù.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?