Người nhận hàng yêu cầu giám định hàng hóa bị mất mát, hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định?

Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ thời điểm nào? Chứng từ vận tải đa phương thức ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả như thế nào? Người nhận hàng yêu cầu giám định hàng hóa bị mất mát, hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định?

Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ thời điểm nào?

Theo Điều 17 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định thời hạn trách nhiệm như sau:

Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng.

Người kinh doanh vận tải đa phương thức có trách nhiệm gì đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển?

Theo Điều 18 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển như sau:

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.

- Trong trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.

Chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả như thế nào?

Theo Điều 19 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm giao trả hàng như sau:

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.

- Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:

+ Chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;

+ Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;

+ Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.

- Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.

- Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hóa được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.

- Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.

Như vậy, chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó.

Người nhận hàng yêu cầu giám định hàng hóa bị mất mát, hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định?

Theo Điều 20 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm như sau:

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn và phạm vi trách nhiệm quy định tại Nghị định này, trừ khi người kinh doanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người nào khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đã thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức không chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức cho người nhận hàng, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hóa đã được giao trả cho người nhận hàng. Trường hợp hàng hóa đã được giám định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.

Như vậy, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải

Phạm Tiến Đạt

Kinh doanh vận tải
Kinh doanh vận tải đa phương thức
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải Kinh doanh vận tải đa phương thức
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty 100% vốn nước ngoài? Hồ sơ đề nghị cấp gồm những gì?
Pháp luật
Xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ ngồi có cần trang bị bình cứu hỏa và búa thoát hiểm hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu không? Xe phải có niện hạn sử dụng bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chở hàng bằng xe ô tô bán tải có được xem là kinh doanh vận tải hay không? Mẫu Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là mẫu nào?
Pháp luật
Nhà xe có bị thu hồi phù hiệu xe kinh doanh vận tải trong trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải hay không?
Pháp luật
Từ 01/9/2022, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 7 ngày?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?
Pháp luật
Thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn khi đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp bản sao không đúng với bản chính trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh thì có phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu không?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào