Người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có được xuất cảnh không?
- Người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có được xuất cảnh không?
- Thẩm quyền hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
- Thời hạn hoãn xuất cảnh là bao lâu?
- Thủ tục thực hiện hoãn xuất cảnh như thế nào?
Người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có được xuất cảnh không?
Theo Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
...
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
Như vậy, người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị hoãn xuất cảnh.
Người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có được xuất cảnh không? (hình từ internet)
Thẩm quyền hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Theo Điều 37 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
...
4. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
5. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Thời hạn hoãn xuất cảnh là bao lâu?
Theo Điều 38 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh như sau:
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
Như vậy, Thời hạn hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Thủ tục thực hiện hoãn xuất cảnh như thế nào?
Theo Điều 39 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh như sau:
Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
1. Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
2. Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.
...
5. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức
thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này.
Như vậy, thủ tục hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người nộp thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?