Người nước ngoài có thẻ tạm trú tại Việt Nam được bảo lãnh vợ sang Việt Nam ở cùng khi được công ty bảo lãnh đồng ý đúng không?
Người nước ngoài có thẻ tạm trú tại Việt Nam có được bảo lãnh để vợ sang Việt Nam ở cùng không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
"Điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài
1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;"
Theo đó, người nước ngoài có thẻ tạm trú tại Việt Nam được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý. Như vậy, trường hợp người lao động nước ngoài của công ty bạn có thẻ tạm trú tại Việt Nam thì được bảo lãnh vợ sang Việt Nam ở cùng nếu được công ty bảo lãnh người lao động đó đồng ý.
Bảo lãnh
Thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trong đó có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú.
Căn cứ quy định tại Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 về thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh như sau:
- Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
- Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:
+ Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
+ Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
- Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
- Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.
- Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16b của Luật này.
Thủ tục giải quyết đề nghị cấp thị thực được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 31/2015/TT/BCA quy định về thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực như sau:
"1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo khoản 1 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật) trực tiếp gửi văn bản đề nghị tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2. Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
a) Mẫu NA2 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
b) Mẫu NA3 sử dụng cho cá nhân.
3. Giải quyết đề nghị cấp thị thực:
a) Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật;
b) Đối với trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật."
Theo đó, doanh nghiệp trực tiếp gửi văn bản đề nghị theo mẫu NA3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Mai Hoàng Trúc Linh
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA
- Điều 3 Thông tư 31/2015/TT/BCA
- khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- điểm k khoản 1 Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ tạm trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể ban thường vụ cấp ủy cơ sở mới nhất? Nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành đúng không?
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?