Người nước ngoài có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Việt Nam hay không? Số tiền đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hàng tháng là bao nhiêu?
Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có thể lựa chọn thời gian đóng định kỳ bảo hiểm y tế như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng như sau:
Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
7. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có thể lựa chọn thời gian đóng định kỳ bảo hiểm y tế theo các móc thời gian như 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.
Người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người nước ngoài có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Số tiền đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hàng tháng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về xác định số tiền đóng, hỗ trợ đối với một số đối tượng khi nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở như sau:
Xác định số tiền đóng, hỗ trợ đối với một số đối tượng khi nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở
...
3. Đối với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này:
a) Số tiền đóng của người tham gia hằng tháng được xác định theo mức đóng bảo hiểm y tế nhân (x) với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế;
b) Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng bảo hiểm y tế.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy đinh về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, số tiền đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của người tham gia hằng tháng được xác định theo mức đóng bảo hiểm y tế nhân (x) với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế.
Hiện tai, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng, người thàm gia bảo hiểm hiểm y tế chỉ cần lấy mức đóng bảo hiểm y tế nhân (x) 1.490.000 đồng sẽ ra được số tiền cần phải đóng mối tháng.
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ tùy vào số lượng thành viên gia đình tham gia bảo hiểm được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Người nước ngoài có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về phạm vi áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam hiện hành thì người nước ngoài chỉ có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú mà không có sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú ở Việt Nam.
Để có thể đăng ký bảo hiểm y tế hộ gia đình thì cần phải có tên trong số hộ khẩu hoặc số tạm trú. Nếu người nước ngoài đang cưu trú tại Việt Nam và có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì có thể đăng ký tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Trường hợp của bạn thì em dâu bạn là người nước ngoài về Việt Nam chơi và có thẻ tạm trú và muốn mua bảo hiểm y tế hộ gia đình. Do đó, em dâu của bạn sẽ không được đăng ký mua bảo hiểm y tế hộ gia đình do em bạn không có sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú tại Việt Nam.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?
- Khi nào sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã theo Nghị quyết 18? Từng bước tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã?
- Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận?