Người nước ngoài đang định cư tại Việt nam có thuộc đối tượng được đứng tên sở hữu căn hộ chung cư hay không?

Tôi có một anh bạn người Đức, đang có ý định định cư lâu dài tại Việt Nam nhằm phục vụ cho công việc. Vì thế, nay bạn tôi muốn mua một căn hộ chung cư nhưng không biết có thuộc đối tượng được đứng tên sở hữu căn hộ chung cư hay không? Nhờ THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn giúp mình trường hợp này! Xin cảm ơn!

Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Người nước ngoài có được phép mua căn hộ chung cư tại Việt Nam hay không?

Căn cứ Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

- Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP) quy định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Chung cư

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần có những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 160 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

- Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được phép mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Vì vậy trường hợp của bạn anh là người nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nêu trên thì hoàn toàn được phép đứng tên sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chung cư

Mai Nguyễn Thúy Cẩm

Chung cư
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chung cư có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chung cư
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà chung cư được sử dụng với những mục đích nào? Nhà chung cư có được sử dụng làm văn phòng cho thuê được không?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư được thành lập như thế nào? Chủ đầu tư có bắt buộc nằm trong Ban quản trị nhà chung cư không?
Pháp luật
Chó mèo có phải gia súc không? Nuôi chó mèo trong chung cư theo quy định hiện nay được hay không?
Pháp luật
Mua chung cư có bao gồm chỗ để xe ô tô hay không? Điều kiện để được phép mua bán chung cư mới nhất?
Pháp luật
Khu chung cư là gì? Việc lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo lại khu chung cư phải đáp ứng yêu cầu nào?
Pháp luật
Điều kiện để dự án chung cư hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh là gì? Mua chung cư chưa hoàn thành thì thanh toán trước 50% giá trị hợp đồng được không?
Pháp luật
Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì người thẩm định quy hoạch có phải chịu trách nhiệm gì hay không?
Pháp luật
Việc cưỡng chế phá dỡ nhà chung cư được nhà nước thực hiện trong những trường hợp nào? Yêu cầu khi phá dỡ nhà chung cư là gì?
Pháp luật
Chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư thì cơ quan nhà nước có thể tiến hành cưỡng chế phá dỡ không?
Pháp luật
Trong thời gian phá dỡ nhà chung cư để cải tạo thì việc tìm chỗ ở tạm thời sẽ do chủ sở hữu nhà hay chủ đầu tư thực hiện?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào