Người nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản tại Việt Nam có phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không? Có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp khác để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại không?
- Người nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản tại Việt Nam có phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không?
- Người nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp khác để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại không?
- Nội dung hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được quy định như thế nào?
Người nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản tại Việt Nam có phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không?
(1) Căn cứ Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh
- Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
+ Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
(2) Căn cứ Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có các điều kiện sau đây:
+ Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
+ Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật), thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.
Đối với các thông tin đã công khai quy định tại điểm này mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi;
+ Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.
- Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư đó phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. Khi thực hiện kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc xác định vốn chủ sở hữu quy định tại khoản này được căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc kết quả báo cáo kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đang hoạt động (được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề); trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ thực tế đã góp theo quy định của pháp luật.
(3) Căn cứ khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
+ Các hình thức quy định tại các điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
+ Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Như vậy từ những căn cứ trên có thể nhận định, người nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Đồng thời nếu người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì phải tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Người nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản tại Việt Nam có phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không?
Người nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp khác để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
"h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;"
Căn cứ Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản như sau:
- Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải có các điều kiện sau đây:
+ Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
+ Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
+ Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
- Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
- Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.
Như vậy người nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp khác để thực hiện dự án đâu tư kinh doanh trung tâm thương mại nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Thông tin cơ bản của dự án đã được phê duyệt;
- Thông tin chi tiết về toàn bộ dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Phương thức và thời hạn thanh toán;
- Thời hạn bàn giao toàn bộ hoặc một phần dự án và hồ sơ kèm theo;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp;
- Các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và các biện pháp xử lý;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung đầu tư kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài mà bạn quan tâm.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?