Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu có cần thị thực không? Đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài được quy định như thế nào?
- Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu có cần thị thực không?
- Đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài được quy định như thế nào?
- Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài thuộc những quốc gia nào?
- Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào?
Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu có cần thị thực không?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Các trường hợp được miễn thị thực
...
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
...
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu kinh tế ven biển đến các địa điểm khác của Việt Nam
1. Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Như vậy, người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu không yêu cầu phải có thị thực.
Tuy nhiên nếu có nhu cầu đến địa điểm khác không thuộc các trường hợp được miễn thị thực của Việt Nam thì thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu có cần thị thực không? Đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài được quy định như thế nào?
Miễn thị thực đơn phương được hiểu là việc một người nước ngoài nhập cảnh vào một nước khác không phải xin thị thực vào quốc gia đó trong khi công dân của quốc gia nhập cảnh này phải xin thị thực của quốc gia mà người nước ngoài nhập cảnh.
Căn cứ Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Đơn phương miễn thị thực
1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.
Như vậy, mục đích của quyết định đơn phương miễn thị thực là để nâng cao quan hệ giữa Việt Nam và các nước được miễn thị thực nhưng cần phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam và Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài thuộc những quốc gia nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022, được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2023 (Có hiệu lực từ 15/08/2023) thì Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài thuộc những quốc gia sau:
+ Cộng hoà Liên bang Đức.
+ Cộng hoà Pháp.
+ Cộng hoà I-ta-li-a.
+ Vương quốc Tây Ban Nha.
+ Liên hiệp Vương quốc Anh.
+ Bắc Ai-len.
+ Liên bang Nga.
+ Nhật Bản.
+ Đại Hàn Dân Quốc.
+ Vương quốc Đan Mạch.
+ Vương quốc Thuỵ Điển.
+ Vương quốc Na-uy.
+ Cộng hoà Phần Lan.
+ Cộng hoà Bê-la-rút.
Công dân các nước này khi nhập cảnh Việt Nam có thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, bạn của bạn là công dân của Thụy Điển, đến Việt Nam du lịch thì sẽ không bị yêu cầu phải xin thị thực.
Tuy nhiên sau 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu bạn của bạn tiếp tục ở lại Việt Nam thì phải xin cấp thị thực.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022 Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài là công dân của các nước sau:
- Cộng hòa liên bang Đức
- Cộng hòa Pháp
- Cộng hòa I-ta-li-a
- Vương quốc Tây Ban Nha,
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Liên bang Nga, Nhật Bản
- Đại Hàn Dân Quốc
- Vương quốc Đan Mạch
- Vương quốc Thụy Điển
- Vương quốc Na-uy
- Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Bê-la-rút
Công dân các nước này khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, sẽ được miễn thị thực trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, bạn của bạn là công dân của Thụy Điển, đến Việt Nam du lịch thì sẽ không bị yêu cầu phải xin thị thực.
Tuy nhiên sau 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu bạn của bạn tiếp tục ở lại Việt Nam thì phải xin cấp thị thực.
Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.
Như vậy, người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục cấp thị thực bằng văn bản trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp thị thực.
Phạm Thị Xuân Hương
- Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2023
- Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Nghị định 75/2020/NĐ-CP
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thị thực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?