Người nước ngoài sử dụng ma túy trái phép phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu bị trục xuất?
Người nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu sử dụng trái phép chất ma túy?
Căn cứ tại khoản 1 và điểm d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Theo quy định nêu trên, người nước ngoài có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam ngoài bị áp dụng hình chính là phạt tiền còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khỏi Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Người nước ngoài sử dụng ma túy trái phép phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu bị trục xuất? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài sử dụng ma túy trái phép phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu bị trục xuất?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người bị trục xuất như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
…
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài bị trục xuất có nghĩa vụ hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất bao gồm tài liệu gì?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như sau:
Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:
a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
c) Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;
d) Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
đ) Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất bao gồm
- Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;
- Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
- Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng trái phép chất ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?