Người nước ngoài vi phạm giao thông thì có bị xử lý vi phạm hành chính như công dân Việt Nam không?
- Người nước ngoài vi phạm giao thông thì có bị xử lý vi phạm hành chính như công dân Việt Nam không?
- Người nước ngoài có giấy phép lái xe quốc tế có được sử dụng để điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam không?
- Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài theo quy định pháp luật gồm mấy bước?
Người nước ngoài vi phạm giao thông thì có bị xử lý vi phạm hành chính như công dân Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tương tự, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, có thể thấy dù là người Việt Nam hay người nước ngoài thì cũng phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông, trường hợp vi phạm thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Do đó, người nước ngoài khi vi phạm giao thông thì vẫn bị xử lý như người Việt Nam.
Chính vì vậy, đối với người nước ngoài thì bên cạnh việc kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, lực lượng CSGT cũng sẽ tiến hành giải thích, tuyên truyền các quy định của pháp luật về giao thông ở Việt Nam để họ hiểu rõ và nghiêm chỉnh chấp hành.
Người nước ngoài vi phạm giao thông thì có bị xử lý vi phạm hành chính như công dân Việt Nam không? (Hình từ Internet).
Người nước ngoài có giấy phép lái xe quốc tế có được sử dụng để điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về giấy phép lái xe quốc tế như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất.
2. Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, sau đây gọi tắt là IDP.
Theo đó, Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất.
Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, sau đây gọi tắt là IDP.
Theo như quy định trên thì chỉ có Giấy phép lái xe quốc tế IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất là có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, các loại Giấy phép lái xe quốc tế khác (bao gồm Giấy phép lái xe quốc tế IAA) sẽ không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, theo đúng luật, người nước ngoài phải đổi sang bằng lái xe Việt Nam mới được lưu hành. Trong trường hợp Việt Nam nằm trong các nước có tham gia điều ước quốc tế thì người nước ngoài có thể dùng giấy phép lái xe quốc tế để điều khiển lưu thông phương tiện ở Việt Nam. Khi vi phạm sẽ có hình thức xử phạt và mức xử phạt giống với công dân Việt Nam.
Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài theo quy định pháp luật gồm mấy bước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài gồm các bước sau:
Bước 1: Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải tỉnh.
Bước 2: Trường hợp nộp trực tiếp tại Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải tỉnh, giấy tờ cần xuất trình gồm: Bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú …
Trường hợp nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, tính chính xác của nội dung đã kê khai.
Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền là Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe quốc tế cho cá nhân, trong trường hợp không cấp giấy phép lái xe quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền cần phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?