Người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là ai? Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền và trách nhiệm như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là ai? Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền và trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Hải đến từ Ninh Thuận.

Người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là ai?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ như sau:

Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra Chính phủ là người có thẩm quyền phát ngôn của Thanh tra Chính phủ, cung cấp thông tin cho báo chí hoặc cử người cung cấp thông tin cho báo chí (sau đây gọi tắt là Người phát ngôn) theo quy định của pháp luật.
2. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp là Người phát ngôn chính thức, cung cấp thông tin thường xuyên của Thanh tra Chính phủ.
Trong trường hợp cần thiết, Tổng Thanh tra Chính phủ ủy quyền cho Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thay mặt Tổng Thanh tra Chính phủ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ được nhân danh cơ quan Thanh tra Chính phủ trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
4. Những thông tin do Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của Thanh tra Chính phủ cung cấp được coi là thông tin chính thức của Thanh tra Chính phủ.
5. Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Thanh tra Chính phủ không được giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì không được nhân danh Thanh tra Chính phủ để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Thanh tra Chính phủ được báo chí đề nghị trả lời phỏng vấn thì người được đề nghị phỏng vấn phải báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ (bằng văn bản) ghi rõ nội dung phỏng vấn và chỉ được trả lời phỏng vấn sau khi được Tổng Thanh tra Chính phủ đồng ý.

Như vậy, theo quy định trên thì người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là:

- Tổng Thanh tra Chính phủ là người có thẩm quyền phát ngôn của Thanh tra Chính phủ, cung cấp thông tin cho báo chí hoặc cử người cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật.

- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp là Người phát ngôn chính thức, cung cấp thông tin thường xuyên của Thanh tra Chính phủ.

- Nếu trong trường hợp cần thiết, Tổng Thanh tra Chính phủ ủy quyền cho Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thay mặt Tổng Thanh tra Chính phủ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Người phát ngôn

Người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là ai? (Hình từ Internet)

Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người phát ngôn như sau:

Thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Người phát ngôn
Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền, trách nhiệm sau:
1. Yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin, tập hợp thông tin và tổ chức cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất theo Quy định tại các Điều 3 và 4 Quy chế này.
2. Khi nhận được những ý kiến, kiến nghị đã đăng, phát trên báo chí, phát thanh, truyền hình liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Người phát ngôn có quyền yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để trả lời cho báo chí theo quy định của Luật Báo chí.
3. Yêu cầu các cơ quan báo chí cải chính đối với những tin, bài đã đăng, tải có nội dung sai sự thật liên quan, không chuẩn xác liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra Chính phủ về nội dung phát ngôn, thông tin cung cấp cho báo chí.

Như vậy, theo quy định trên thì người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền và trách nhiệm như sau:

- Yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin, tập hợp thông tin và tổ chức cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất theo Quy định tại các Điều 3 và 4 Quy chế này.

- Khi nhận được những ý kiến, kiến nghị đã đăng, phát trên báo chí, phát thanh, truyền hình liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Người phát ngôn có quyền yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để trả lời cho báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

- Yêu cầu các cơ quan báo chí cải chính đối với những tin, bài đã đăng, tải có nội dung sai sự thật liên quan, không chuẩn xác liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra Chính phủ về nội dung phát ngôn, thông tin cung cấp cho báo chí.

Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có quyền từ chối không phát ngôn những thông tin nào cho báo chí?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về các trường hợp người phát ngôn được quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:

Các trường hợp Người phát ngôn được quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Những vấn đề thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật của ngành Thanh tra và những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia, về những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn.
2. Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra giải quyết; các kết luận thanh tra và báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ, quy định của luật không cho phép hoặc khi chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của Thủ tướng Chính phủ.
3. Những thông tin, tài liệu không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ.
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có quyền từ chối không phát ngôn những thông tin cho báo chí như sau:

- Những vấn đề thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật của ngành Thanh tra và những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia, về những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn.

- Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra giải quyết; các kết luận thanh tra và báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ, quy định của luật không cho phép hoặc khi chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của Thủ tướng Chính phủ.

- Những thông tin, tài liệu không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ.

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người phát ngôn

Bùi Thị Thanh Sương

Người phát ngôn
Cung cấp thông tin
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người phát ngôn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người phát ngôn Cung cấp thông tin
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân công khai không đầy đủ thông tin bao bì do mình sản xuất bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tải về mẫu văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại?
Pháp luật
Người phát ngôn thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho cơ quan nào? Có được từ chối cung cấp thông tin về vụ án đang được Điều tra không?
Pháp luật
Hiện nay có bắt buộc phải cung cấp thông tin của khách hàng trong việc sao kê tiền từ thiện hay không?
Pháp luật
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả các thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trước khi chuyển cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, đơn vị chủ trì tạo ra thông tin phải kiểm tra những gì?
Pháp luật
Ai có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí? Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trường hợp nào người yêu cầu cung cấp thông tin phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan?
Pháp luật
Trường hợp phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ thì cơ quan cung cấp thông tin phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay là mẫu nào? Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ thì cơ quan nhà nước phải làm gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào