Người sản xuất, nhập khẩu dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như thế nào?
- Người sản xuất, nhập khẩu dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như thế nào?
- Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào?
- Khi vận hành dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải đảm bảo an toàn như thế nào?
Người sản xuất, nhập khẩu dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như thế nào?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng dụng cụ điện cầm tay do mình sản xuất, nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Công bố quy chuẩn áp dụng.
Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn áp dụng trên dụng cụ điện cầm tay hoặc bằng một trong các hình thức sau:
+ Trên bao bì dụng cụ;
+ Trên nhãn của dụng cụ;
+ Trong tài liệu kèm theo dụng cụ.
Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Quy định về kỹ thuật
2.1. Các dụng cụ điện cầm tay thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật an toàn đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ tại TCVN 7996-1: 2009 (IEC 60745-1: 2006).
2.2. Đối với mỗi loại dụng cụ điện cầm tay đặc thù, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn cho dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ nói trên còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật an toàn cho từng loại dụng cụ điện cầm tay (nếu có) tại bộ TCVN 7996 Phần 2 (IEC 60745-2).
2.3. Trong trường hợp các TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
Theo đó, dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Các dụng cụ điện cầm tay thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật an toàn đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ tại TCVN 7996-1: 2009 (IEC 60745-1: 2006).
- Đối với mỗi loại dụng cụ điện cầm tay đặc thù, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn cho dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ nói trên còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật an toàn cho từng loại dụng cụ điện cầm tay (nếu có) tại bộ TCVN 7996 Phần 2 (IEC 60745-2).
- Trong trường hợp các TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ (Hình từ Internet)
Khi vận hành dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ phải đảm bảo an toàn như thế nào?
Tại tiết 3.3.3 tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2012/BLĐTBXH quy định như sau:
- Chỉ những người đã được huấn luyện về an toàn điện và sử dụng dụng cụ điện cầm tay, được cấp thẻ an toàn mới được sử dụng dụng cụ.
- Chỉ được vận hành những dụng cụ điện cầm tay đáp ứng các quy định của quy chuẩn này.
- Mỗi dụng cụ điện cầm tay phải có sổ theo dõi riêng. Người có trách nhiệm bảo quản và sửa chữa dụng cụ phải ghi chép kết quả việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng và sửa chữa dụng cụ.
- Giữ nơi làm việc gọn gàng và có chiếu sáng tốt trong khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay.
- Không vận hành dụng cụ điện cầm tay trong môi trường dễ cháy, nổ (môi trường có chất lỏng, khí bụi dễ cháy hoặc môi trường có chứa những chất có tác dụng làm hỏng các chi tiết kết cấu cách điện của dụng cụ).
Trong môi trường có chứa nước nhỏ giọt, hoặc ở ngoài trời trong lúc có mưa, sương mù không được vận hành những dụng cụ không có cấu tạo kiểu chống tia nước, chống ngấm nước.
- Không để trẻ em và người không có nhiệm vụ lại gần khi vận hành dụng cụ điện cầm tay.
Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2012/BLĐTBXH không áp dụng cho:
- Dụng cụ điện cầm tay được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt như có chứa chất dễ cháy, nổ (bụi, hơi hoặc khí);
- Dụng cụ điện cầm tay sử dụng để sơ chế và chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ điện cầm tay dùng cho mục đích y tế;
- Dụng cụ gia nhiệt được đề cập trong TCVN 5699-2-45 (IEC 60335-2-45).
Dụng cụ điện cầm tay được thiết kế để sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải ngoài việc tuân thủ các quy định của quy chuẩn này, còn phải có các yêu cầu bổ sung của cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động khi sử dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2012/BLĐTBXH chỉ áp dụng:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng dụng cụ điện cầm tay (sau đây gọi tắt là người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng và người sử dụng dụng cụ điện cầm tay).
- Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dụng cụ điện cầm tay có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?