Người sử dụng đất có những quyền gì đối với thửa đất liền kề theo quy định của Luật Đất đai mới?
- Người sử dụng đất có những quyền gì đối với thửa đất liền kề theo quy định Luật Đất đai mới?
- Khi thay đổi quyền đối với thửa đất liền kề, người sử dụng đất có phải đăng ký biến động hay không?
- Ranh giới giữa các thửa đất liền kề sẽ được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng không?
Người sử dụng đất có những quyền gì đối với thửa đất liền kề theo quy định Luật Đất đai mới?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Đất đai 2024 có quy định về quyền đối với thửa đất liền kề như sau:
Quyền đối với thửa đất liền kề
1. Quyền đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp nước, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; lắp đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự; đồng thời phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 133 của Luật này đối với trường hợp quyền về lối đi; cấp nước, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người sử dụng đất có một số quyền nhất định đối với thửa đất liền kề bao gồm:
- Quyền về lối đi;
- Cấp nước, thoát nước;
- Tưới nước, tiêu nước trong canh tác;
- Cấp khí ga;
- Lắp đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng đất có những quyền gì đối với thửa đất liền kề theo quy định Luật Đất đai mới hay không? (Hình từ Internet)
Khi thay đổi quyền đối với thửa đất liền kề, người sử dụng đất có phải đăng ký biến động hay không?
Căn cứ Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định về đăng ký biến động như sau:
Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề;
m) Thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
...
Theo đó, trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà tiến hành thay đổi quyền đối với thửa đất liền kề thì phải tiến hành đăng ký biến động theo quy định.
Ranh giới giữa các thửa đất liền kề sẽ được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng không?
Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:
Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, về nguyên tắc ranh giới giữa các bất động sản liền kề nói chung, đối với các thửa đất nói riêng được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Như vậy, ranh giới giữa các thửa đất liền kề có thể được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?