Người sử dụng lao động có phải bồi thường chi phí mai táng và tổn thất tinh thần cho thân nhân người lao động bị tai nạn lao động chết không?
- Trường hợp nào người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động?
- Người sử dụng lao động có phải bồi thường chi phí mai táng và tổn thất tinh thần cho thân nhân người lao động bị tai nạn lao động chết không?
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Trường hợp nào người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động?
Tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
- Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
Tai nạn lao động (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có phải bồi thường chi phí mai táng và tổn thất tinh thần cho thân nhân người lao động bị tai nạn lao động chết không?
Về nghĩa vụ của công ty đối với người lao động bị tai nạn lao động chỉ quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
"Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
[...]"
(tiền lương gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có)
Còn các loại như chi phí mai tang, bù đắp tinh thần, nuôi con, nuôi cha mẹ là không có quy định. Trừ khi công ty có chế độ phúc lợi mà thôi.
Trừ khi gia đình của người lao động chứng minh được người sử dụng lao động biết hoặc phải biết mức độ nguy hiểm do cổng công ty đã cũ, hư hỏng nặng nề... nhưng không sửa chữa, dẫn đến tai nạn cho người lao động thì khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (bồi thường ngoài hợp đồng) theo quy định tại Chương XX Bộ luật Dân sự 2015.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
"Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?