Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có được để chung bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt không?

Tôi có câu hỏi là người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có được để chung bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với các rác thải sinh hoạt không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.P đến từ Bình Dương.

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chất lượng như thế nào?

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chất lượng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT như sau:

Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.
1. Bao gói phải đảm bảo:
a) Chất lượng tốt có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;
b) Phải kín để đảm bảo không làm thất thoát hóa chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
c) Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hóa chất nguy hiểm nào.

Như vậy, theo quy định trên thì bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chất lượng tốt có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới.

thuốc bảo vệ thực vật

Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có được để chung bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với các rác thải sinh hoạt không? (Hình từ Internet)

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải được thu gom về đâu?

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải được thu gom theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT như sau:

Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
1. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải được thu gom về các bể chứa.
2. Bể chứa phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Đặt tại các vị trí thích hợp, dễ nhận biết ven đường, trục giao thông nội đồng, bờ ruộng lớn; không bị ngập lụt, gần Điểm pha chế thuốc trước khi đem đi phun rải để thuận tiện cho việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, khu dân cư, giao thông và mỹ quan nông thôn;
b) Làm bằng vật liệu bền chắc, có khả năng chống ăn mòn, không bị rò rỉ, không phản ứng hóa học với chất thải chứa bên trong; có khả năng chống thấm, không thẩm thấu chất thải ra bên ngoài; đảm bảo không bị gió, nước làm xê dịch;
c) Có hình ống hoặc hình khối chữ nhật phù hợp với địa Điểm đặt bể chứa, thuận tiện cho việc di chuyển. Dung tích bể chứa Khoảng 0,5 - 01 m3, có nắp đậy kín. Nắp bể chắc chắn, không bị gió, mưa làm xê dịch và rộng hơn thành bể tối thiểu 05 cm để tránh nước mưa chảy vào; bên thành đứng của bể chứa có ô cửa nhỏ gần nắp đậy có thể đóng mở dễ dàng; bể có chiều cao thích hợp để phòng ngừa nước lũ tràn vào bên trong;
d) Bên ngoài bể chứa có ghi dòng chữ “Bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;
đ) Tùy thuộc vào đặc Điểm cây trồng và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, số lượng bể chứa phải đảm bảo chứa đựng hết bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong vùng đất canh tác. Nhưng tối thiểu phải có 01 bể chứa trên diện tích 03 ha đất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
3. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom vào các bể chứa để vận chuyển đi xử lý. Trong trường hợp cần thiết, có thể xây dựng khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật từ các bể chứa để vận chuyển đi xử lý.

Như vậy, theo quy định trên thì bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải được thu gom về bể chứa.

Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có được để chung bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt không?

Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có được để chung bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với các rác thải sinh hoạt không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
1. Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm:
a) Sau khi pha chế, phun rải thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để vào bể chứa theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này;
b) Để riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng;
c) Không sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các Mục đích khác;
d) Không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
2. Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có trách nhiệm:
a) Tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong địa bàn quản lý của doanh nghiệp;
b) Ký hợp đồng chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý;
c) Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ;
d) Trả chi phí cho việc xây dựng bể chứa, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm để riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với các rác thải sinh hoạt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc bảo vệ thực vật

Bùi Thị Thanh Sương

Thuốc bảo vệ thực vật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuốc bảo vệ thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc bảo vệ thực vật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Có những biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi nào?
Pháp luật
Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thuốc thú y thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài thì có được phép đăng ký ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị sửa chữa nội dung thì có thu hồi Giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
Pháp luật
Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có quyền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất hay không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không? Thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có cần chứng chỉ hành nghề? Diện tích căn nhà 15m2 có đủ điều kiện mở cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật?
Pháp luật
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam từ 16/01/2023? Bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào