Người tập sự hành nghề luật sư được quyền giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính không?
- Người tập sự hành nghề luật sư được quyền giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính không?
- Hợp đồng giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính giữa người tập sự hành nghề luật sư và khách hàng gồm nội dung gì?
- Căn cứ nào được sử dụng để xác định mức thù lao trong việc giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính giữa người tập sự hành nghề luật sư và khách hàng?
Người tập sự hành nghề luật sư được quyền giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính không?
Tại Điều 14 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Tập sự hành nghề luật sư
...
3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản này.
...
Theo đó, quy định này có đề cập người tập sự hành nghề luật sư được cung cấp các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Dẫn chiếu đến Điều 30 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư
1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quy định này có nêu dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính.
Như vậy, người tập sự hành nghề luật sư được quyền giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
(1) Có sự phân công của luật sư hướng dẫn;
(2) Khách hàng đồng ý với đề nghị giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính.
Người tập sự hành nghề luật sư được quyền giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính không? (hình từ internet)
Hợp đồng giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính giữa người tập sự hành nghề luật sư và khách hàng gồm nội dung gì?
Tại Điều 26 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
1. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
2. Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
e) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính giữa người tập sự hành nghề luật sư và khách hàng gồm nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Căn cứ nào được sử dụng để xác định mức thù lao trong việc giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính giữa người tập sự hành nghề luật sư và khách hàng?
Tại Điều 55 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao
1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của luật sư;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Theo đó, căn cứ được sử dụng để xác định mức thù lao trong việc giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính giữa người tập sự hành nghề luật sư và khách hàng gồm:
- Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
- Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
- Kinh nghiệm và uy tín của luật sư hướng dẫn người tập sự.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập sự hành nghề luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản tổng kết chi bộ thôn cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Kịch bản chương trình Hội nghị tổng kết chi bộ thôn?
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?