Người thi hành án phạt trục xuất sẽ cư trú ở đâu trong khoảng thời gian chờ đợi được xuất cảnh?
Người thi hành án phạt trục xuất sẽ cư trú ở đâu trong khoảng thời gian chờ đợi được xuất cảnh?
Căn cứ vào Điều 121 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
1. Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có nơi thường trú, tạm trú;
b) Nhập cảnh trái phép hoặc phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
c) Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
g) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
3. Thủ tục đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú được thực hiện như sau:
a) Trường hợp người chấp hành án đang tại ngoại thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải áp giải người chấp hành án đến cơ sở lưu trú;
b) Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì sau khi nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi tạm giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú;
c) Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất chấp hành xong án phạt tù thì trại giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú.
4. Trường hợp người chấp hành án chết trong thời gian chờ xuất cảnh thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú được chỉ định phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xác định nguyên nhân chết. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng fax cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt trục xuất, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức mai táng. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi, tro cốt về mai táng và tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, giải quyết.
5. Chính phủ quy định chi tiết chế độ ăn, ở, sinh hoạt, thăm gặp, khám bệnh, chữa bệnh đối với người chấp hành án phạt trục xuất trong thời gian lưu trú tại cơ sở lưu trú, chi phí mai táng đối với người chấp hành án phạt trục xuất chết tại cơ sở lưu trú.
Theo như quy định nêu trên thì trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định.
Người thi hành án phạt trục xuất sẽ cư trú ở đâu trong khoảng thời gian chờ đợi được xuất cảnh? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào Điều 120 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất
1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh lập hồ sơ thi hành án phạt trục xuất.
2. Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất bao gồm:
a) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung;
b) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người chấp hành án;
c) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt, nghĩa vụ khác;
d) Tài liệu khác có liên quan.
Theo như quy định trên thì hồ sơ thi hành án phạt trục xuất sẽ gồm các giấy tờ như sau:
- Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung;
- Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người chấp hành án;
- Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt, nghĩa vụ khác;
Xử lý như thế nào khi người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn?
Theo Điều 122 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn như sau:
- Trường hợp người chấp hành án bỏ trốn thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nhận được thông báo phải tổ chức truy bắt ngay.
Trường hợp truy bắt không có kết quả thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày người chấp hành án bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải ra quyết định truy nã.
- Người chấp hành án bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đến nhận và đưa người đó vào cơ sở lưu trú.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trục xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?
- Khi nào sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã theo Nghị quyết 18? Từng bước tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã?
- Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận?