Người thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Tội thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ được phân loại tội phạm nhóm nào?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ là bao lâu?
Người thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 376 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 134 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn
1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;
b) Người bỏ trốn trả thù người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
c) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
...
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ và không có gây thêm thiệt hại về người và tài sản khác thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam (Hình từ Internet)
Tội thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ được phân loại tội phạm nhóm nào?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như vậy, tội thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ được phân loại tội phạm ít nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm trong việc trực tiếp quản lý người bị tạm giam để người đó bỏ trốn làm vụ án bị tạm đình chỉ là 05 năm.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người bị tạm giam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?