Người thừa kế mang quốc tịch nước ngoài thì có được nhận thừa kế ở Việt Nam? Người nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không?
Người thừa kế mang quốc tịch nước ngoài thì có được nhận thừa kế ở Việt Nam?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:
"Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."
Bên cạnh đó tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của của người lập di chúc như sau:
"Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."
Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Dù thế nào, ý nguyện cuối cùng của người để lại di chúc cũng được tôn trọng và thực hiện.
Ngoài ra, theo quy định pháp luật thì người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa di sản của mình. Vì vậy, dù người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài, pháp luật nước ta luôn công nhận, miễn là di chúc hợp pháp.
Người thừa kế mang quốc tịch nước ngoài thì có được nhận thừa kế ở Việt Nam? Người nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không?
Người nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất như sau:
"Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
...
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
..."
Ngoài ra tại Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất như sau:
"Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
...
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
..."
Theo đó, pháp luật chỉ công nhận đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tức là còn giữ quốc tịch Việt Nam. Theo thông tin mà chị cung cấp thì con của chị đã thôi quốc tịch Việt Nam nên đã là người nước ngoài.
Do vậy, nếu di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, thì con trai bà chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Theo đó, chị hoàn toàn có thể lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai mình. Nhưng con trai chị chỉ được hưởng giá trị mà không được trực tiếp sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Cá nhân có thể liên hệ cơ quan, tổ chức nào để thực hiện thủ tục lập di chúc?
Tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
"Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng."
Theo đó, cá nhân có thể liên hệ tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để lập di chúc.
Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?