Trẻ em mấy tuổi thì có thể tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu phải đi cách ly 14 ngày?

Trẻ em mấy tuổi thì có thể tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người nhiễm bạch hầu phải đi cách ly 14 ngày? Đối tượng nào được xem là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Trẻ em mấy tuổi thì có thể tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu?

Theo quy định tại Mục 1 Phần III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 như sau:

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
1. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
1.1. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1.
+ Mũi thứ 1 tiêm lúc 2 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 3 lúc 4 tháng tuổi.
Tốt nhất nên hoàn thành mũi thứ 3 trước 6 tháng tuổi. Đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin trên 95% ở tất cả các xã/phường trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng.
- Tiêm nhắc lại:
+ Mũi 4: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, tiêm lúc 18 đến 24 tháng tuổi.
+ Mũi 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi.
+ Mũi 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi.
1.2. Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).
+ Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt.
+ Mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 4 tuần.
+ Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng.
- Tiêm nhắc lại:
Tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.

Như vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Theo đó, trẻ em dưới 1 tuổi có thể bắt đầu được tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu và tốt nhất nên hoàn thành mũi thứ 3 trước 6 tháng tuổi.

Trẻ em mấy tuổi thì có thể tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người nhiễm bạch hầu phải đi cách ly 14 ngày?

Trẻ em mấy tuổi thì có thể tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người nhiễm bạch hầu phải đi cách ly 14 ngày? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được xem là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Căn cứ theo tiểu mục 1.4 Mục II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì người tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:

- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà;

- Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập;

- Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau;

- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;

- Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;

- Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội;

- Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…);

- Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;

- Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).

Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu phải đi cách ly 14 ngày?

Căn cứ Mục 2 Phần IV Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 có quy định:

IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
Phải tiến hành các biện pháp chống dịch càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca nghi ngờ đầu tiên.
1. Đối với bệnh nhân
- Tất cả bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân có thể phải được cho đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế. Tiến hành điều trị đặc hiệu ngay kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh có thể cần phải cách ly riêng biệt với ca bệnh xác định. Nếu dịch xảy ra trong trường học thì tất cả học sinh có biểu hiện sốt, đau họng hoặc có các triệu chứng khác nghi ngờ mắc bệnh đều phải nghỉ học và đưa tới cơ sở y tế để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.
- Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định trước khi bệnh nhân được sử dụng kháng sinh.
- Các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kể cả người lành mang trùng phải được đeo khẩu trang, cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo đúng “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh bạch hầu” (Quyết định số 2957/QĐ- BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ Y tế).
2. Đối với người tiếp xúc gần
- Lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần.
- Tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh. Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
- Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.

Theo quy định về biện pháp phòng dịch nêu trên thì phải tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh bạch cầu.

Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh bạch hầu

Phạm Thị Thục Quyên

Bệnh bạch hầu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh bạch hầu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bạch hầu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu bị nổi hạch ở đâu? Đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu chưa? Ghi nhận bao nhiêu ca mắc thì là ổ dịch bạch hầu?
Pháp luật
Đau họng 3 ngày liên tiếp có phải là dấu hiệu bị bệnh bạch hầu không? Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh bạch hầu được xác định là kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ thời điểm nào?
Pháp luật
Ghi nhận 01 ca mắc bệnh bạch hầu có xem là ổ dịch bạch hầu? Bệnh bạch hầu do vi khuẩn nào gây ra?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm bệnh bạch hầu thường có các dấu hiệu nào? Trẻ em nên tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu từ năm bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Có những loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu nào? Đã tiêm vắc xin phòng bạch hầu, có phải tiêm nhắc lại?
Pháp luật
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu là tiêm vắc xin? Hướng dẫn về lịch tiêm vắc xin bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bạch hầu là gì? Việc tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch bạch hầu phải dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Người lao động nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu có thể xin làm việc tại nhà không? Cần chủ động phòng bệnh như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào