Người tiêu dùng mua sắm trên các trang mạng xã hội như facebook, instagram có được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không?

Pháp luật có bảo vệ người tiêu dùng mua sắm trên các trang mạng xã hội hay không? Hiện nay, tôi thấy tình trạng người tiêu dùng online gặp khá nhiều những sự cố như: mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,... Vậy pháp luật có quy định gì về việc bảo vệ đối tượng này hay không?

Người tiêu dùng được hiểu là như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, định nghĩa về người tiêu dùng như sau:

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Như vậy, bất kể ai thực hiện hoạt động mua sắm, sử dụng hàng hóa đều được xem là người tiêu dùng, bao gồm cả người mua sắm trên các trang mạng xã hội.

Mua sắm trên mạng xã hội có được pháp luật bảo vệ?

Cá nhân kinh doanh trên các trang mạng xã hội được hiểu là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, quy định về cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh như sau:

Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo đó, cá nhân có hoạt động kinh doanh online trên các trang mạng xã hội như facebook, instagram được xem là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

Điều 4 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, cụ thể là trên các trang mạng xã hội như sau:

- Bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về thương mại và các pháp luật khác có liên quan.

- Không được cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

- Cung cấp đúng, đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về thương mại và pháp luật khác có liên quan.

- Đổi hàng hóa hoặc trả lại tiền và nhận lại hàng hóa cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa do mình cung cấp không đảm bảo chất lượng, số lượng, công dụng như thông tin mà mình cung cấp.

- Chấp hành quyết định thu hồi hàng hóa trong trường hợp hàng hóa do mình cung cấp thuộc diện phải thu hồi và chịu chi phí để tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp hàng hóa phải tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Ngoài các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ người tiêu dùng theo nội quy do Ban Quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại ban hành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về việc xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

- Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người tiêu dùng trên các trang mạng xã hội vẫn luôn được phép luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhằm tạo nên một môi trường thương mại nghiêm túc và chuyên nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tiêu dùng

Hoàng Thị Linh Nhâm

Người tiêu dùng
Mạng xã hội
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người tiêu dùng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tiêu dùng Mạng xã hội
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều hành web sex có vi phạm pháp luật không? Người điều hành web sex có thể bị phạt đến 15 năm tù? 
Pháp luật
Clip 18+ là gì? Phát tán, lan truyền clip 18+ có nội dung dâm ô đồi trụy qua mạng xã hội phạm tội gì? Có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Thành phần để lập hồ sơ xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội bao gồm các giấy tờ nào và trình tự, tủ tục được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Thông tin cá nhân bao gồm những thông tin gì? Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người có ảnh hưởng có trách nhiệm thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình được tài trợ để cung cấp thông tin về sản phẩm không?
Pháp luật
Cá nhân kinh doanh từ chối thương lượng mà không có lý do chính đáng thì người tiêu dùng có quyền gì?
Pháp luật
Yêu cầu hỗ trợ thương lượng của người tiêu dùng không được tiếp nhận và giải quyết trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng thì người bán hàng và người sản xuất hàng hóa có cần phải bồi thường không?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết bảo mật thông tin của người tiêu dùng? Người bán không được sử dụng thông tin của người tiêu dùng cho mục đích gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào