Người trực tiếp kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về kiểm nghiệm thuốc thú y không?
Kiểm nghiệm thuốc thú y là gì?
Kiểm nghiệm thuốc thú y được giải thích tại khoản 28 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:
Kiểm nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc thú y.
Như vậy, kiểm nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc thú y.
Kiểm nghiệm thuốc thú y là gì? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về kiểm nghiệm thuốc thú y không?
Người trực tiếp kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về kiểm nghiệm thuốc thú y không, thì theo quy định tại Điều 90 Luật Thú y 2015 như sau:
Điều kiện sản xuất thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc bảo đảm diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường;
3. Có trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại thuốc thú y;
4. Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
5. Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y;
6. Người trực tiếp sản xuất thuốc thú y phải được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp;
7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y.
Như vậy, người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y.
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y cần đáp ứng những điều kiện nào?
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 101 Luật thú y 2015 như sau:
Kiểm nghiệm thuốc thú y
1. Thuốc thú y phải được kiểm nghiệm đạt chất lượng trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định.
2. Kiểm nghiệm thuốc thú y được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất đăng ký.
3. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp;
b) Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.
4. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có quyền từ chối tiếp nhận mẫu nếu không đạt yêu cầu về số lượng, bảo quản, hồ sơ kèm theo;
b) Được cung cấp thông tin liên quan đến mẫu kiểm nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc thú y đã kiểm nghiệm;
d) Chỉ cung cấp thông tin kết quả, hồ sơ kiểm nghiệm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bồi thường theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do kết quả kiểm nghiệm sai.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp;
- Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.
Và nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 35/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y phải theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Luật thú y và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
1. Địa điểm phải tách biệt đảm bảo an toàn với khu dân cư, công trình công cộng.
2. Có phòng xét nghiệm bảo đảm an toàn sinh học khi làm việc với vi sinh vật hoặc các sản phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và động vật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Có phòng riêng để phân tích các chỉ tiêu lý hóa.
3. Được trang bị máy móc, dụng cụ bảo đảm cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu chính xác. Các thiết bị phân tích phải bảo đảm theo đúng phương pháp kiểm nghiệm, đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
4. Có nơi nuôi giữ động vật thí nghiệm; có khu thử cường độc riêng biệt đối với vắc xin, vi sinh vật; đối với việc kiểm nghiệm các loại vắc xin có tác nhân gây bệnh có độc lực cao phải có phòng nuôi động vật bảo đảm an toàn sinh học.
5. Có hệ thống xử lý chất thải, nước, khí thải; có khu riêng biệt để xử lý động vật thí nghiệm được sử dụng kiểm nghiệm vắc xin, vi sinh vật.
6. Có tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuốc thú y có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?