Người trưng cầu giám định có quyền lựa chọn tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không?
- Người trưng cầu giám định có quyền lựa chọn tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không?
- Tổ chức được lựa chọn khi tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp phải thông báo cho người trưng cầu giám định trong thời hạn bao lâu?
- Tổ chức được lựa chọn giám định có bắt buộc phải từ chối thực hiện giám định khi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc được giám định?
Người trưng cầu giám định có quyền lựa chọn tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp
1. Căn cứ vào nội dung, lĩnh vực, chuyên ngành cần giám định và danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định lựa chọn tổ chức, cá nhân phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để quyết định việc trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Trường hợp không lựa chọn được tổ chức, cá nhân giám định tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể yêu cầu giới thiệu cá nhân, tổ chức không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để trưng cầu thực hiện giám định và nêu rõ lý do bằng văn bản;
...
Theo đó, người trưng cầu giám định có quyền lựa chọn cá nhân hoặc tổ chức phù hợp với tính chất và nội dung cần giám định để quyết định trưng cầu giám định trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Người trưng cầu giám định có quyền lựa chọn tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không? (Hình từ Internet)
Tổ chức được lựa chọn khi tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp phải thông báo cho người trưng cầu giám định trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp
1. Việc tiếp nhận văn bản trưng cầu trực tiếp cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như sau:
a) Tổ chức được trưng cầu trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu, phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu;
b) Cá nhân được trưng cầu trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu, báo cáo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định.
...
Theo đó, tổ chức được lựa chọn thực hiện giám định khi tiếp nhận trưng cầu phải có trách nhiệm thông báo cho người trưng cầu giám định biết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu.
Tổ chức được lựa chọn giám định có bắt buộc phải từ chối thực hiện giám định khi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc được giám định?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT về tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp
...
4. Trường hợp từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định
a) Cá nhân, tổ chức giám định có quyền từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 và Điều 34 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 hoặc nội dung trưng cầu giám định không thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Việc từ chối giám định phải bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận quyết định trưng cầu, cá nhân, tổ chức giám định gửi văn bản từ chối giám định đến cơ quan, người trưng cầu giám định tư pháp.
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 về các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp như sau:
Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Như vậy, theo các quy định thì tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp phải từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định khi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc được yêu cầu giám định.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trưng cầu giám định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?