Người Việt Nam đã có giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. thì được quyền đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế (IDP) không?
Người Việt Nam đang sử dụng giấy phép lái xe PET. thì được quyền đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế không?
Người Việt Nam đang sử dụng giấy phép lái xe PET. thì được quyền đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT, đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế gồm:
"Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng."
Do đó, trường hợp bạn là người Việt Nam và đã được cấp giấy phép lái xe quốc gia bằng vật liệu PET. theo đúng trình tự, thủ tục luật định do Việt Nam cấp thì bạn được quyền yêu cầu cấp giấy phép lái xe quốc tế.
Giấy phép lái xe quốc tế được sử dụng trong phạm vi nào?
Thứ nhất, cần làm rõ giấy phép lái xe quốc tế là gì. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT về giấy phép lái xe quốc tế cụ thể như sau:
Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất.
- Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, sau đây gọi tắt là IDP.
Có thể thấy, giấy phép lái xe quốc tế, hay được gọi tắt là IDP cũng là một loại giấy phép lái xe, nhưng cơ quan cấp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 (gọi tắt là Công ước Viên) cấp
Thứ hai, về phạm vi sử dụng giấy phép lái xe quốc tế:
(1) Trường hợp sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp: quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT
"1. Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.
2. IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam."
(2) Trường hợp sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam: quy định tại Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT
"1. Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.
2. Người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam."
Như vậy, tùy trường hợp giấy phép lái xe quốc tế trên do quốc gia nào cấp thì phạm vi sử dụng cũng thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp thì chỉ có hiệu lực sử dụng tại lãnh thổ các quốc gia tham gia Công ước Viên, không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.
Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế gồm những việc gì?
Khi có cá nhân đủ điều kiện được cấp giấy phép lái xe quốc tế yêu cầu được cấp loại giấy phép này, thủ tục cấp được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT như sau:
- Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
- Trình tự cấp IDP:
+ Cá nhân khi nộp đơn trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.
Như vậy, trường hợp một cá nhân Việt Nam đã được cấp giấy phép lái xe quốc gia bằng vật liệu PET. thì vẫn có thể yêu cầu cấp giấy phép lái xe quốc tế theo quy định của pháp luật hiện hành. Phạm vi sử dụng và thủ tục cấp loại giấy phép lái xe nói trên được quy định cụ thể tại Thông tư 29/2015/TT-BGTVT.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép lái xe quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?