Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chết thì người thân của họ được nhận trợ cấp mai táng là bao nhiêu?
- Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi chết đi có được nhận trợ cấp mai táng không?
- Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chết đi thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng là bao nhiêu?
- Chế độ tử tuất áp dụng với thân nhân của người chết có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện được quy định như thế nào?
Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi chết đi có được nhận trợ cấp mai táng không?
Theo quy định tại Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu cụ thể như sau:
"Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;
b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy trường hợp người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp này, chồng bạn đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 5 năm, do đó có đủ điều kiện để được nhận trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật.
Trợ cấp mai táng
Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chết đi thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
"Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này."
Như vậy; người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, chồng bạn có 5 năm đóng bảo xã hội bắt buộc và hiện tại đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 2 năm. Vì vậy, khi chồng bạn mất thì người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Mà theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở theo quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 là 1.490.000 đồng, tức người thân sẽ nhận được trợ cấp mai táng là 14.900.000 đồng.
Chế độ tử tuất áp dụng với thân nhân của người chết có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện được quy định như thế nào?
Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên;
c) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;
d) Người đang hưởng lương hưu.
3. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên.
4. Trường hợp thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có thân nhân quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội thì việc xác định người nhận trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế."
Như vậy, trường hợp người chết tham gia bảo hiểm xã hội mà trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chế độ tử tuất áp dụng đối với thân nhân của người đó được tính bằng tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?