Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng có được chứng thực chữ ký?
- Lời chứng có bắt buộc phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực theo quy định pháp luật hay không?
- Không có thù lao là điều kiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền theo quy định pháp luật đúng không?
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng có được chứng thực chữ ký?
Lời chứng có bắt buộc phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực theo quy định pháp luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 01/2020/TT-BTP có quy định cách thức chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản như sau:
Cách thức chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản
1. Lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền sau của trang giấy tờ, văn bản có chữ ký được chứng thực. Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.
2. Trường hợp giấy tờ, văn bản có nhiều người ký thì phải chứng thực chữ ký của tất cả những người đã ký trong giấy tờ, văn bản đó.
Như vậy, lời chứng chứng thực chữ ký phải được ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền sau của trang giấy tờ, văn bản có chữ ký được chứng thực.
Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.
Lời chứng có bắt buộc phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực theo quy định pháp luật hay không? (Hình từ Internet).
Không có thù lao là điều kiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền theo quy định pháp luật đúng không?
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP có quy định chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
...
Và, theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
...
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
...
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, điều kiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền là:
- Không có thù lao.
- Không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền.
- Không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Khi đó, người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP.
Theo đó, không có thù lao là một trong các điều kiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng có được chứng thực chữ ký?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về trường hợp không được chứng thực chữ ký như sau:
Trường hợp không được chứng thực chữ ký
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, có 04 trường hợp không được chứng thực chữ ký bao gồm:
(1) Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
(2) Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
(3) Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
(4) Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng sẽ không được chứng thực chữ ký.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng thực chữ ký có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?