Nguồn mồi cháy của thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy là gì? Để thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy gồm các trang thiết bị nào?
Nguồn mồi cháy của thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy là gì?
Nguồn mồi cháy của thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-3-10:2010 như sau:
Nguồn mồi cháy (ignition source)
Nguồn năng lượng gây cháy.
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn mồi cháy của thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy là nguồn năng lượng gây cháy.
Nguồn mồi cháy của thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy là gì? (Hình từ Internet)
Môi trường thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy được quy định như thế nào?
Môi trường thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-3-10:2010 như sau:
Môi trường thử nghiệm
Không được thực hiện thử nghiệm nếu tốc độ gió bên ngoài, đo bằng máy đo gió gắn trên đỉnh của thiết bị thử nghiệm, lớn hơn 8 m/s và cũng không được thực hiện thử nghiệm nếu nhiệt độ phía trong tường thấp hơn 5 °C hoặc cao hơn 40 °C đo được ở điểm xấp xỉ 1 500 mm phía trên mức sàn, 50 mm từ tường bên cạnh, và 1 000 mm từ cửa. Cửa phòng phải đóng trong quá trình thử nghiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì môi trường thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy không được thực hiện thử nghiệm nếu tốc độ gió bên ngoài.
Đo bằng máy đo gió gắn trên đỉnh của thiết bị thử nghiệm, lớn hơn 8 m/s và cũng không được thực hiện thử nghiệm nếu nhiệt độ phía trong tường thấp hơn 5 °C hoặc cao hơn 40 °C đo được ở điểm xấp xỉ 1 500 mm phía trên mức sàn, 50 mm từ tường bên cạnh, và 1 000 mm từ cửa.
Cửa phòng phải đóng trong quá trình thử nghiệm.
Để thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy gồm các trang thiết bị nào?
Để thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy gồm các trang thiết bị thì theo quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-3-10:2010 như sau:
Trang thiết bị thử nghiệm
Trang thiết bị thử nghiệm gồm:
5.1. Buồng thử
Thiết bị thử nghiệm (xem Hình 1a và 1b) bao gồm buồng thử thẳng đứng có chiều rộng (1 000 ± 100) mm, chiều sâu (2 000 ± 100) mm, chiều cao (4 000 ± 100) mm; đáy của buồng thử phải được nâng cao hơn mặt nền. Buồng thử về căn bản phải kín gió dọc theo các cạnh của buồng, không khí được dẫn nạp ở đáy của buồng thử thông qua lỗ hổng có kích thước (800 ± 20) mm x (400 ±10) mm đặt cách vách phía trước của buồng là (150 ± 10) mm (xem Hình 1).
Phải tạo một lỗ thoát (300 ± 30) mm x (1 000 ± 100) mm ở sát mép phía sau của nóc buồng thử. Mặt sau và các mặt bên của buồng thử phải được cách nhiệt để có hệ số truyền nhiệt xấp xỉ 0,7 W.m-2.K-1. Ví dụ, một tấm thép dày từ 1,5 mm đến 2,0 mm được bọc len vô cơ dày 65 mm có lớp bọc bên ngoài thích hợp là đáp ứng được (xem Hình 2). Khoảng cách giữa thang và vách phía sau của buồng thử là (150 ± 10) mm, và giữa thanh ngang cuối cùng của thang và sàn là (400 ± 5) mm. Khoảng cách giữa điểm thấp nhất của đoạn thử nghiệm và sàn xấp xỉ 100 mm (xem Hình 3).
5.2. Nguồn cung cấp không khí
Phải lắp đặt phương tiện cung cấp không khí có khống chế lưu lượng đi qua buồng thử.
Không khí phải được đưa vào buồng thử thông qua một hộp gắn trực tiếp bên dưới lỗ dẫn không khí vào và có kích thước xấp xỉ với kích thước của lỗ dẫn không khí vào. Gió được thổi vào trong hộp từ một quạt thích hợp thông qua một ống thẳng đi vào từ phía sau buồng thử, đặt song song với sàn và dọc theo đường tâm mỏ đốt như chỉ ra ở Hình 1b. Ống dẫn phải được bố trí để không khí đi vào hộp thông qua một lỗ trên cạnh dài nhất.
CHÚ THÍCH 1: Có thể đặt lưới bên trên lỗ dẫn không khí vào để tiếp cận buồng thử thuận tiện nhưng không làm hạn chế luồng không khí cũng như không thay đổi hướng của nó.
CHÚ THÍCH 2: Ống dẫn cần có mặt cắt không đổi xấp xỉ 240 cm2 và chiều dài tối thiểu là 60 cm.
Trước khi mồi cháy mỏ đốt, luồng không khí phải được điều chỉnh đến lưu lượng (5 000 ± 500) l/min ở nhiệt độ được khống chế không đổi là (20 ± 10) °C và ở áp suất khí quyển và được đo ở phía đầu vào trước khi bắt đầu thử nghiệm. Lưu lượng không khí này phải được duy trì suốt quá trình thử nghiệm cho đến khi cáp không còn cháy hoặc không còn than đỏ hoặc trong thời gian tối đa là 1 h từ khi hoàn thành giai đoạn đặt ngọn lửa thử nghiệm, sau đó ngọn lửa hoặc than đỏ phải được dập tắt.
CHÚ THÍCH 3: Để loại bỏ khí độc, nên duy trì luồng không khí trong một vài phút sau khi thử nghiệm kết thúc, trước khi đi vào buồng thử.
5.3. Kiểu thang
Có hai kiểu thang thép dạng ống: thang tiêu chuẩn có chiều rộng (500 ± 5) mm và thang rộng có chiều rộng (800 ±10) mm. Chi tiết các kiểu thang được nêu trên Hình 4a và 4b.
5.4. Bộ phận làm sạch khói thải
Có thể phải thực hiện các yêu cầu pháp lý đối với trang bị thu gom và làm sạch khói thải cần được lắp với buồng thử. Các trang bị này không được làm thay đổi lưu lượng không khí đi qua buồng thử.
Như vậy, theo quy định trên thì để thử nghiệm cáp quang trong điều kiện cháy gồm các trang thiết bị như sau:
- Buồng thử;
- Nguồn cung cáp không khí;
- Kiểu thang;
- Bộ phận làm sạch khói thải.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thử nghiệm cáp quang có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?