Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được bảo đảm từ những nguồn nào?
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt là việc đầu tư cho các hạng mục nào?
Các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định Điều 20 Luật Đường sắt 2017, cụ thể như sau
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới, đổi mới công nghệ, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật.
2. Việc góp vốn nhà nước tham gia vào dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hình thức đối tác công tư trong thời gian xây dựng hoặc kéo dài suốt vòng đời dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và công bố dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm các hạng mục sau:
- Đầu tư xây dựng mới;
- Thực hiện đổi mới những công nghệ;
- Nâng cấp, cải tạo lại những kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được bảo đảm từ những nguồn nào? (Hình từ internet)
Việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do ai quy định?
Trách nhiệm trong việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định tại Điều 21 Luật Đường sắt 2017, cụ thể như sau:
Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Kết cấu hạ tầng đường sắt đưa vào khai thác phải được bảo trì theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; tổ chức quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị; tổ chức quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư;
c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật khi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;
d) Tổ chức, cá nhân tự quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật về quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có các trách nhiệm:
- Quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
- Tổ chức quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được bảo đảm từ những nguồn nào?
Nguồn tài chính cho quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư được quy định tại Điều 22 Luật Đường sắt 2017, cụ thể như sau:
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn thu từ khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt và nguồn thu khác được sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng nguồn tài chính được bố trí cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng nguồn tài chính được bố trí cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư.
4. Tổ chức, cá nhân tự tổ chức quản lý, sử dụng nguồn tài chính của mình cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư.
Chiếu theo quy định này thì nguồn tài chính cho việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu từ được đảm bảo từ các nguồn sau:
- Nguồn từ ngân sách nhà nước;
- Nguồn thu từ quá trình khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;
- Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được bảo đảm từ những nguồn trên.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết cấu hạ tầng đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?